Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

4 yếu tố gây bùng phát bệnh viêm da cơ địa


Mặc dù là bệnh lý da liễu khá phổ biến, nhưng hiện nay, vẫn chưa có cách điều trị chung cho viêm da cơ địa. Nguyên nhân là vì có rất nhiều yếu tố có thể làm bùng phát bệnh, mà mỗi cơ địa khác nhau thì có thể phản ứng với những yếu tố khác nhau. Dưới đây là 4 yếu tố nguy cơ phổ biến làm bùng phát viêm da cơ địa.
4 yếu tố gây bùng phát bệnh viêm da cơ địa
Da khô
Da khô là một tình trạng thường có liên quan đến viêm da cơ địa. Da khô là biểu hiện của sự mất nước và chất béo, 2 thành phần hình thành nên cấu trúc của da. Khi đó, cấu trúc da đã bị phá vỡ và không còn bền vững, các yếu tố kích ứng từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập. Môi trường với độ ẩm thấp hoặc nhiệt độ không khí quá nóng hoặc quá lạnh - có thể làm mất độ ẩm của da. Thường xuyên sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa, mỹ phẩm… cũng có thể làm khô da, gây kích ứng và bùng phát viêm da cơ địa.
Da khô dễ làm bùng phát viêm da cơ địa
Căng thẳng về cảm xúc
Nhiều nghiên cứu cho thấy tức giận, lo lắng, hay căng thẳng có thể gây bùng phát viêm da cơ địa. Điều này một phần là do căng thẳng khiến cơ thể tạo ra hormone cortisol, làm tăng phản ứng viêm.
Dị ứng
Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được biết, nhưng phản ứng dị ứng thường gây phát ban và một cảm giác ngứa nói chung, từ đó có thể bắt đầu chu kỳ ngứa của viêm da cơ địa. Hai nhóm chất gây dị ứng phổ biến là:
- Thực phẩm: tùy theo cơ địa mỗi người mà có thể dị ứng với các loại thực phẩm khác nhau. Những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là: sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, hải sản…
- Chất gây dị ứng trong không khí bao gồm khói, bụi, lông động vật và phấn hoa.
Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus đều có thể làm bùng phát viêm da cơ địa. Vi khuẩn có thể tiết ra chất độc vào da, gây ra những phản ứng từ hệ thống miễn dịch, làm tăng viêm.
Loài vi khuẩn thường gặp là Staphylococcus aureus. Virus đậu mùa cũng có thể liên quan đến viêm da cơ địa. Trong nhiều trường hợp, viêm da cơ địa bùng phát sau khi tiêm chủng vaccine chống bệnh đậu mùa. Vaccine chứa virus sống, và vì bệnh nhân viêm da cơ địa thường có sự đứt đoạn trong cấu trúc da, cũng như sự hoạt động không đúng cách của hệ thống đáp ứng miễn dịch, nên virus có thể xâm nhập vào cơ thể. Vì lý do này, những người bị viêm da cơ địa nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi chủng ngừa bệnh đậu mùa.
Chăm sóc da để cải thiện viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh rất đặc thù theo từng cá nhân. Một số người có thể nhạy cảm với nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh trong khi những người khác lại chỉ phản ứng với một yếu tố nào đó. Do đó, người bệnh cần theo dõi và tránh những yếu tố nguy cơ đối với bản thân.
Tuy nhiên, dù nguyên nhân khởi phát bệnh là gì thì mục tiêu điều trị của viêm da cơ địa là giảm triệu chứng, làm sạch da, dưỡng ẩm, tăng tái tạo da và tăng cường sức khỏe làn da. Với sự phát triển của y học, các nhà khoa học đã bào chế thành công kem bôi ngoài da đáp ứng được các mục tiêu trên, có tên là Eczestop. Eczestop là kem dược liệu được thiết kế chuyên biệt cho viêm da cơ địa và các thể bệnh eczema. Thành phần của Eczestop bao gồm kẽm salicylate - một muối của kẽm và acid salicylic, cùng với nano bạc, chitosan, dầu hạt Neem, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa. Sự kết hợp của các thành phần này mang lại tác động toàn diện: vừa giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm (nano bạc, dầu hạt Neem, chiết xuất vỏ núc nác), vừa giúp dưỡng ẩm, tăng tái tạo da và tăng cường sức khỏe cho da (kẽm salicylate, dầu dừa, chitosan). Ngoài ra, Eczestop có độ an toàn cao, dùng được lâu dài nên phù hợp trong cả điều trị, chăm sóc phục hồi tổn thương và ngăn ngừa tái phát.
 
Eczestop mang lại tác động toàn diện đối với viêm da cơ địa
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng
Để biết thêm thông tin về viêm da cơ địa và bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Minh Hải

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Thức ăn nhanh có làm tăng nguy cơ bệnh eczema?


Từ lâu, thức ăn nhanh đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân của bệnh béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường… Không chỉ vậy, những nghiên cứu gần đây cũng đã tìm thấy sự liên kết giữa thức ăn nhanh và các bệnh dị ứng như hen suyễn hay bệnh eczema.
Thức ăn nhanh có làm tăng nguy cơ bệnh eczema?
Ăn thức ăn nhanh nhiều hơn 3 lần một tuần có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và bệnh eczema ở trẻ em, thanh thiếu niên. Đây là kết quả của một nghiên cứu lớn với quy mô toàn cầu, nằm trong dự án được gọi là “Nghiên cứu quốc tế về hen suyễn và dị ứng ở trẻ em” - ISAAC (the International Study of Asthma and Allergies in Childhood).
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Auckland ở New Zealand, được công bố trên tạp chí the British medical journal Thorax, cho thấy rằng chế độ ăn uống có liên quan đến sự phát triển của các bệnh liên quan đến dị ứng như hen suyễn hay bệnh eczema. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu từ 319.000 thanh thiếu niên tại 51 quốc gia và 181.000 trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 7 tuổi tại 31 quốc gia.
Các đối tượng trong nghiên cứu đã được hỏi về triệu chứng của bệnh eczema và hen suyễn trong 12 tháng trước đó (đối với trẻ em thì phụ huynh sẽ cung cấp thông tin). Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu người tham gia cho biết về chế độ ăn uống, các loại thực phẩm cũng như tần suất sử dụng chúng (không bao giờ, thỉnh thoảng hoặc bao nhiêu lần mỗi tuần). Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn thức ăn nhanh (hamburger, khoai tây chiên, bánh pizza…) nhiều hơn 3 bữa mỗi tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh eczema và hen suyễn là 39% (ở nhóm thanh thiếu niên) và 27% (ở nhóm trẻ em).
Bên cạnh đó, họ phát hiện ra rằng ăn nhiều hơn 3 bữa trái cây mỗi tuần có tác dụng làm giảm 11 - 14% nguy cơ mắc bệnh eczema.
Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh eczema
Giáo sư Innes Asher, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện này sẽ mang lại một ý nghĩa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Mối liên quan giữa lượng thức ăn nhanh và sự gia tăng nguy cơ của các bệnh dị ứng như eczema và hen suyễn cần phải được tiếp tục theo dõi, đặc biệt trong bối cảnh thức ăn nhanh đang ngày càng gia tăng và phổ biến trên khắp thế giới”.
Cải thiện bệnh eczema với kem bôi từ tự nhiên
Bệnh eczema là bệnh lý da liễu khá phổ biến, thường khởi phát bởi yếu tố di truyền, các rối loạn bên trong cơ thể hoặc các yếu tố từ môi trường. Để cải thiện bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như khói thuốc lá, xà phòng, chất tẩy rửa, bụi, lông thú…, tránh thức ăn nhanh, đồ cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cần làm sạch, chăm sóc và dưỡng ẩm da mỗi ngày. Hiện nay có nhiều sản phẩm giúp chăm sóc da, nhưng có nguồn gốc từ tự nhiên và chuyên biệt cho bệnh eczema thì không nhiều, trong đó có kem làm sạch da Eczestop với các thành phần sau:
- Kẽm salicylate: làm giảm ngứa, giảm viêm, giúp tăng tái tạo biểu mô, nhanh lành tổn thương.
- Nano bạc: chống viêm và sát khuẩn.
-  Tinh dầu hạt neem: giúp sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
-  Chiết xuất vỏ núc nác: giảm dị ứng, giảm ngứa.
-  Dầu dừa: dưỡng ẩm, cung cấp các vitamin và chất béo cho da.
-  Chitosan: chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào.
Eczestop giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, đồng thời duy trì độ ẩm, thúc đẩy tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da.
Eczestop giúp cải thiện tình trạng da bệnh eczema
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Vũ Toàn

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

5 thành phần tự nhiên giúp giảm sẹo do bệnh chàm


Bệnh chàm là bệnh lý ngoài da gây khô, ngứa, vảy, bong tróc da… nên sẽ để lại các tổn thương nhất định trên da. Do đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với sự xuất hiện của nhiều vết sẹo. 5 thành phần từ tự nhiên sau có thể hỗ trợ giảm triệu chứng, phục hồi tổn thương và hạn chế để lại sẹo.  
5 thành phần tự nhiên giúp giảm sẹo do bệnh chàm
Lô hội
Lô hội hay nha đam là một trong số ít các loại thảo mộc có thể hỗ trợ cho bệnh chàm cả trong lẫn ngoài. Nó được biết đến với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, vì bệnh chàm thường gây khô da, sử dụng lô hội bôi trực tiếp vào các vùng da bị bệnh có thể giúp duy trị độ ẩm rất tốt. Khi được dưỡng ẩm, vùng da bệnh sẽ ít có biểu hiện ngứa và gãi hơn. Lô hội cũng có thể làm mờ vết sẹo do bệnh chàm. Nó hoạt động bằng cách giảm các tế bào da chết và tăng tái tạo da.
Lô hội giúp cải thiện triệu chứng và giảm sẹo do bệnh chàm
Dầu ô liu
Dầu ô liu rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là tyrosol và squalene. Những chất chống oxy hóa rất cần thiết trong việc tăng lưu lượng máu đến các mô sẹo để giúp giảm thiểu sự xuất hiện của chúng. Ngoài chất chống oxy hóa, dầu ô liu cũng có khả năng thâm nhập vào các lớp sâu của da để giúp ngăn ngừa tình trạng khô. Hãy lựa chọn loại dầu ô liu nguyên chất và không chứa hóa chất bảo quản. Sau khi bôi dầu lên da, bạn có thể sử dụng một miếng gạc ấm để giúp cho sự hấp thụ dễ dàng hơn. Bôi dầu ô liu cũng giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây dị ứng từ môi trường. 
Hạt nhục đậu khấu
Bột hạt nhục đậu khấu là biện pháp rất phổ biến để khắc phục sẹo do bệnh chàm. Trên thực tế, nó cũng đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về da từ xa xưa. Bột hạt nhục đậu khấu giàu vitamin A và C, rất tốt cho sức khỏe của làn da. Để sử dụng bột nhục đậu khấu, bạn có thể trộn ½ muỗng canh bột với 1 muỗng canh nước ấm hoặc sữa tươi ấm. Lấy một lượng vừa đủ hỗn hợp này và bôi đều trên vết sẹo mỗi ngày.
Giấm táo
Giấm táo có thể được sử dụng cùng mật ong, hòa trong một ly nước để uống có thể giúp tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch và làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh chàm. Trong thành phần giấm táo chứa nhiều chất chống oxy hóa, acid amin, khoáng chất, vitamin A, B1, B2, B6, C, và E, bioflavonoid… đều là những chất cần thiết cho sức khỏe làn da. Để khắc phục những vết sẹo để lại do bệnh chàm, bạn có thể sử dụng giấm táo bôi tại chỗ bằng cách pha nó với một lượng nước tương đương.
Dầu dừa
Dầu dừa từ lâu được xem là phương pháp điều trị ngoài da hiệu quả cho bệnh chàm nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. Dầu dừa có chứa hợp chất kháng khuẩn là axit lauric, rất giàu vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K, giúp chữa lành tổn thương da, góp phần tăng tái tạo và xây dựng làn da khỏe mạnh.
Để tận dụng được lợi ích của dầu dừa, các nhà khoa học đã kết hợp dầu dừa với các thành phần tự nhiên khác, bào chế thành sản phẩm kem làm sạch da Eczestop. Ngoài dầu dừa, Eczestop còn có nhiều thành phần rất tốt đối với bệnh chàm như:
-        Kẽm salicylate: là muối của kẽm và acid salicylic. Ion kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vẩy.
-         Nano bạc có tác dụng chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
-         Tinh dầu hạt neem giúp sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
-         Chitosan ức chế sự chết của tế bào, giúp tăng cường tái tạo da.
-         Chiết xuất vỏ núc nác giảm viêm, giảm ngứa, giảm dị ứng.
Kem làm sạch da Eczestop được thiết kế chuyên biệt cho bệnh chàm, vừa giảm triệu chứng, vừa giúp tăng cường sức khỏe làn da, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
Eczestop giúp cải thiện làn da bệnh chàm
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Hòa Lâm