Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Viêm da dị ứng nên được kiểm soát như thế nào?


Khi được chẩn đoán bị viêm da dị ứng, bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu và còn buồn hơn khi biết rằng, trên thực tế chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Hơn nữa, bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đừng bao giờ từ bỏ hy vọng có thể kiểm soát được bệnh. Hãy tìm hiểu các yếu tố nguy cơ để phòng tránh, đồng thời thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Làm sao để kiểm soát tốt viêm da dị ứng?
1. Chăm sóc cá nhân
Chăm sóc tốt cho cơ thể là một trong những bước đầu tiên để giảm thiểu các triệu chứng viêm da dị ứng. Mục tiêu hàng đầu để kiểm soát bệnh là giúp làn da giữ lại càng nhiều nước càng tốt. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là tắm dưới vòi hoa sen, ngay sau đó bôi kem dưỡng ẩm trên da còn đang ẩm.
- Thời gian tắm chỉ cần khoảng 10 đến 15 phút, đủ để có được làn da sạch sẽ mà không làm khô da.
- Không sử dụng nước nóng: bạn thậm chí có thể giảm nhiệt độ xuống so với mức mà hầu hết mọi người gọi là nước ấm.
- Sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không mùi thơm vì các loại xà phòng thông thường chứa nhiều thành phần gây viêm da dị ứng.
- Vỗ nhẹ làn da với một chiếc khăn mềm sau khi tắm thay vì lau như bình thường (gây chà xát da).
- Dưỡng ẩm: dùng kem dưỡng ẩm da trong vòng 3-5 phút sau khi tắm.
Để chọn sản phẩm dưỡng ẩm, người bệnh nên dùng những sản phẩm từ thiên nhiên sẽ an toàn hơn, điển hình là kem làm sạch da Eczestop. Eczestop với kẽm salicylate là thành phần chính, kết hợp cùng chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa, nano bạc, chitosan, dầu hạt neem.
Dầu dừa là thành phần giúp dưỡng ẩm cho da rất tốt; chitosan cũng có tác dụng dưỡng ẩm, đồng thời chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Đối với kẽm, nhiều nghiên cứu đã cho thấy nó có thể làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng, giảm ngứa, bong vẩy da, chống viêm, tăng tái tạo biểu mô. Ngoài ra, kẽm ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch. Chiết xuất vỏ núc nác có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng rất tốt. Bên cạnh đó, nano bạc, tinh dầu hạt Neem giúp kháng khuẩn, chống viêm. Eczestop mang lại một tác động toàn diện giúp cải thiện làn da bị viêm da dị ứng và các thể bệnh eczema. Giữ một tuýp kem Eczestop nhỏ gọn và tiện dụng trong túi xách, trên bàn làm việc, hoặc trong xe sẽ giúp bạn nhớ để dưỡng ẩm da sau mỗi lần rửa tay.
Eczestop giúp cải thiện tình trạng viêm da dị ứng
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người
Một vấn đề nữa bạn cần lưu ý là phải giữ móng tay ngắn. Điều này làm hạn chế trầy xước và giảm nguy cơ nhiễm trùng do gãi.
2. Mẹo vặt gia đình
- Luôn đeo găng tay khi phải dùng các sản phẩm tẩy rửa gia dụng.
- Trên quần áo, ga trải giường có thể có dư lượng xà phòng, do đó hãy xả nước kỹ hơn khi giặt chúng.
- Loại bỏ bụi: Bụi là chất gây dị ứng phổ biến có nhiều trong nhà. Bụi có xu hướng bám vào thảm, màn cửa, rèm... Hãy cố gắng làm sạch các bề mặt tủ, bàn, sàn nhà…, bỏ bớt các loại thảm, màn nếu có thể.
- Chọn quần áo không đúng cũng có thể gây kích ứng da. Vải len và hầu hết các loại vải tổng hợp không dành cho những người viêm da dị ứng. Vải bông thường là tốt nhất. Khi bạn mua quần áo mới, nên giặt chúng trước khi mặc lần đầu tiên. Điều này sẽ loại bỏ các hóa chất trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
3. Lời khuyên cuộc sống
- Hãy cố gắng giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng từ môi trường. Nếu bạn đi ra ngoài, hãy tắm khi về đến nhà. Điều này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng bám trên da. Ngoài ra, nhớ đóng cửa sổ để hạn chế phấn hoa, khói, bụi bay vào nhà.
- Nếu nhà bạn có thú cưng, hãy cố gắng giảm thiểu tiếp xúc với lông của chúng.
Người bệnh viêm da dị ứng nên hạn chế tiếp xúc lông thú
- Vào mùa nóng như mùa hè, nên giữ mát không khí trong nhà để cơ thể không đổ mồ hôi. Mặc quần áo thoải mái khi đi ngủ. Điều này sẽ góp phần kiểm soát viêm da dị ứng vào mùa hè.
- Cố gắng duy trì ẩm độ trong không khí, đặc biệt là vào mùa đông. Nếu bạn sống ở vùng khí hậu khô hanh, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Luôn để đầu óc thư giãn vì căng thẳng dễ làm bùng phát viêm da dị ứng. Yoga, thiền, đi dạo, đọc sách, họp mặt bạn bè hay làm bất cứ điều gì giúp bạn thấy thoải mái.
Đừng nản chí bởi viêm da dị ứng, vì nếu được kiểm soát tốt, bạn hoàn toàn có thể sống một cuộc sống thoải mái. Chỉ cần một số điều chỉnh đơn giản, bạn hoàn toàn có thể đối phó với các tác nhân kích hoạt bệnh và làm cho mọi thứ tốt hơn.
Để biết thêm thông tin về viêm da dị ứng, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Thế Quân

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Làm sao giảm nguy cơ nhiễm trùng da ở người bệnh eczema?


Bệnh eczema đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng da, chẳng hạn như nhiễm tụ cầu khuẩn và bệnh chốc lở. Điều này càng làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng và phức tạp. Do đó, bạn cần kiểm soát bệnh tốt để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Giảm nguy cơ nhiễm trùng da do bệnh eczema
Từ lâu chúng ta đã biết việc rửa các vết thương và băng lại để ngăn chặn nhiễm trùng da. Đối với những người bệnh eczema, nguy cơ nhiễm trùng qua các vết thương trên da không phải là thấp. Từ vi khuẩn Staphylococcus aureus cho đến các tụ cầu khuẩn và vi khuẩn khác đều có thể xâm nhập thông qua các tổn thương và sự đứt đoạn trên da gây nhiễm trùng. Do đó, người bệnh cần phải chăm sóc da tốt và đảm bảo điều này không xảy ra.
Bệnh eczema là một tình trạng trên da gây ngứa, mẩn đỏ, đôi khi bị phồng rộp và bong tróc. Thông thường, bạn sẽ nghĩ rằng khi bị bệnh eczema nghĩa là có nhiều khả năng bị nhiễm trùng do các tổn thương và vết nứt trên da, có thể “mở cửa” cho vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất. “Bệnh eczema thường liên quan với sự suy yếu hệ thống miễn dịch và sự mất cân bằng ở các tế bào lympho T làm cho da dễ bị một số bệnh nhiễm trùng như tụ cầu và liên cầu khuẩn”, Giáo sư Tanya Kormeili tại Đại học California - Hoa Kỳ giải thích.
Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng da ở người bệnh eczema
Một vài cách giảm nguy cơ nhiễm trùng da
Dưỡng ẩm da
Dưỡng ẩm da mỗi ngày là quan trọng. Tránh các chất dưỡng ẩm có nước hoa hoặc quá nhiều thành phần tổng hợp hay chất bảo quản. Các loại dầu thiên nhiên (như dầu dừa) có thể giúp dưỡng ẩm rất tốt mà không gây tác dụng phụ hay kích ứng da. Dầu dừa chứa nhiều các acid béo và các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K… Khi bôi lên da, dầu dừa giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân như bụi, nấm, vi khuẩn, virus, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng. Từ lâu, dầu dừa đã được sử dụng nhiều trong các bệnh da liễu như eczema, vẩy nến, nhiễm trùng da nhờ đặc tính kháng khuẩn, giảm ngứa, bong vẩy. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng chống oxy hóa giúp phòng tránh các dấu hiệu lão hóa da.
Để tận dụng lợi ích của dầu dừa, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tạo ra sản phẩm kem làm sạch da Eczestop. Ngoài dầu dừa, Eczestop còn có nhiều thành phần ưu việt đối với bệnh eczema như:
-        Kẽm salicylate: là muối của kẽm và acid salicylic. Ion kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vẩy.
-         Nano bạc có tác dụng chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
-         Tinh dầu hạt neem giúp sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
-         Chiết xuất vỏ núc nác giúp giảm dị ứng, giảm ngứa;
-         Chitosan ức chế sự chết của tế bào, giúp tăng cường tái tạo da.
Việc lựa chọn kem làm sạch da Eczestop vừa giúp bạn dưỡng ẩm da, vừa an toàn, đồng thời mang lại một sự hỗ trợ đáng tin cậy trong điều trị bệnh eczema.
Eczestop hỗ trợ điều trị bệnh eczema hiệu quả
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Tránh các chất gây kích ứng
Tránh xa bất cứ điều gì có thể gây kích ứng da. Chúng có thể bao gồm các chất tẩy rửa và các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, xăng dầu và các dung môi khác. Mang găng tay bên ngoài vào mùa đông, khi không khí lạnh và độ ẩm thấp có thể làm khô da và làm cho bệnh eczema tồi tệ hơn. Mang bao tay nhựa khi chạm vào bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng da. Bảo vệ làn da tốt giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Không gây kích ứng da
Cố gắng không gãi hoặc chà xát khu vực bị bệnh và lưu ý luôn giữ móng tay ngắn. Ngoài ra, tránh để cơ thể quá nóng hoặc đổ mồ hôi, có thể làm cho da cảm thấy ngứa. Nếu bị ngứa, hãy thử sử dụng một miếng gạc lạnh để giúp giảm nhu cầu gãi. Việc gãi làm các vùng da bị bệnh tổn thương nhiều hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các triệu chứng của nhiễm trùng da có thể bao gồm:
-         Tổn thương có mủ.
-         Vảy cứng màu vàng cam hoặc màu mật ong ở vị trí tổn thương.
-         Viêm nang lông.
-         Mệt mỏi.
-         Sốt.
-         Sưng hạch bạch huyết.
Khi nhiễm trùng, việc điều trị thường liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh. Nhiều loại virus bao gồm Herpes simplex (Herpes đơn dạng) cũng có thể gây nhiễm trùng da. Nhiễm herpes simplex có thể gây ra bệnh eczema herpeticum (bệnh lý do sự nhiễm virus sau các tổn thương da tiên phát trước đó).
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Quốc Thanh

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Viêm da dị ứng là gì và điều trị ra sao?


Viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da cơ địa, là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Bệnh thường xuất hiện với một vùng tổn thương màu đỏ, nổi mẩn ngứa, thường thấy trên má, cánh tay và chân. Bài viết sau cung cấp một số thông tin về bệnh lý này.
Những thông tin cần biết về viêm da dị ứng
Dịch tễ học
Viêm da dị ứng thường thấy ở trẻ em, thường là trong sáu tháng đầu đời của bé. Đây không chỉ là hình thức phổ biến nhất của bệnh chàm, mà nó cũng nghiêm trọng và kéo dài nhất. Viêm da dị ứng có thể biến mất khi đứa trẻ lớn lên, nhưng vẫn có thể tái phát khi trưởng thành.
Viêm da dị ứng có liên quan với hai bệnh dị ứng khác: bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng).
Ước tính có khoảng 10% dân số trên thế giới bị ảnh hưởng bởi viêm da dị ứng tại một số thời điểm trong cuộc sống. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 17,8 triệu người mắc bệnh lý này.
Triệu chứng của viêm da dị ứng
- Da khô, đỏ
- Ngứa
- Nứt nẻ
- Mụn nước, rỉ dịch
- Đóng vẩy
- Da dày, sậm màu
Những tổn thương do viêm da dị ứng
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Hiện nay, nguyên nhân của viêm da dị ứng vẫn chưa biết chính xác. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể là sự kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường.
- Di truyền: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh viêm da dị ứng, hen suyễn hay sốt cỏ khô, có khoảng 50% khả năng con của họ sẽ có ít nhất một trong các bệnh này. Nếu cả cha và mẹ cùng mắc một hay nhiều bệnh lý trên, nguy cơ sẽ cao hơn cho con của họ. Ngoài ra, một số rối loạn về thông tin di truyền, biến thể gen, mã hóa protein... cũng có thể là nguyên nhân.
- Môi trường: Nhiều bằng chứng cho thấy những người bệnh viêm da dị ứng thường bị suy yếu hàng rào bảo vệ da và thay đổi cấu trúc da so với bình thường. Khi đó, làn da dễ bị mất nước, khô và dễ bị xâm nhập bởi các chất kích thích. Tất cả điều này dẫn đến sự phát triển của viêm da dị ứng. Các yếu tố môi trường có thể kích hoạt bệnh bao gồm: chất gây dị ứng (phấn hoa, lông thú, bụi), nhiệt độ, độ ẩm không khí, xà phòng, chất tẩy rửa, vải len, sợi nhân tạo…
Điều trị viêm da dị ứng
Hiện nay, không có thuốc đặc trị viêm da dị ứng. Mục tiêu điều trị đúng là giúp giảm ngứa, làm dịu da, giúp ngăn ngừa gãi quá mức dẫn đến nhiễm trùng da và tăng cường sức khỏe làn da. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau từ chăm sóc da, sử dụng thuốc theo toa và không theo toa, thay đổi lối sống, dùng thảo dược hỗ trợ điều trị...
Thiết lập một thói quen hàng ngày là quan trọng để bạn có thể sống thoải mái hơn với viêm da dị ứng:
- Thiết lập một thói quen chăm sóc da hàng ngày và chắc chắn không bỏ lỡ liệu trình vì bất kỳ lý do nào.
- Giải quyết và kiểm soát tình trạng căng thẳng, vì đây là yếu tố có thể làm bùng phát bệnh. Bạn có thể làm điều này một mình hoặc với sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
- Tránh gãi và chà xát vùng tổn thương, hạn chế tiếp xúc với các chất có thể gây kích ứng da. Lựa chọn quần áo mềm, thoáng khí, tránh những chất gây ngứa như len, vải sợi thô ráp.
- Dưỡng ẩm cho da để cải thiện các chức năng bảo vệ của da. Làn da khỏe mạnh sẽ trở nên ít viêm hơn, giúp ngăn chặn các chất gây dị ứng và các yếu tố kích thích tốt hơn. Tắm và dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày là cách đơn giản nhất để làm ẩm da. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm không hóa chất, không gây kích ứng da.
Dòng sản phẩm giúp dưỡng ẩm và cải thiện triệu chứng viêm da dị ứng đang được nhiều người lựa chọn hiện nay, đó là kem thảo dược Eczestop. Đây là kem bôi được thiết kế chuyên biệt cho viêm da dị ứng và các thể bệnh chàm. Eczestop là sự kết hợp độc đáo của 6 thành phần từ thiên nhiên bao gồm kẽm salicylate, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa, nano bạc, chitosan, dầu hạt neem.
Dầu dừa từ lâu đã được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm rất tốt. Chitosan cũng giúp dưỡng ẩm tốt, bên cạnh tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Chiết xuất vỏ núc nác có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng. Nano bạc, tinh dầu hạt neem giúp kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, kẽm salicylate giúp bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm, có tác dụng giảm ngứa, bong vẩy da, chống viêm, tăng tái tạo da. Với các thành phần hoàn toàn thiên nhiên, kem bôi Eczestop an toàn và rất cần thiết với những người bệnh viêm da dị ứng cũng như các thể bệnh chàm.
Eczestop có tác dụng tốt cho viêm da dị ứng
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng
Để biết thêm thông tin về viêm da dị ứng và các thể bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Anh Khoa

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Giảm triệu chứng bệnh chàm với 4 loại thảo dược


Bệnh chàm là tình trạng khiến da đỏ, ngứa, đóng vảy, bong tróc… gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống. Trong dân gian từ xưa, các loại thảo dược tự nhiên không chỉ được dùng làm thực phẩm, làm gia vị mà còn được sử dụng cả trong các bài thuốc điều trị bệnh chàm. Dưới đây là 4 loại thảo dược giúp cải thiện triệu chứng bệnh chàm.
4 loại thảo dược giúp cải thiện triệu chứng bệnh chàm
Các loại thảo dược được sử dụng trong điều trị bệnh chàm có thể tác động đến bệnh bằng nhiều cách: chống viêm, kích thích hệ thống miễn dịch, phục hồi sự cân bằng và cải thiện chức năng cơ thể, chẳng hạn như tiêu hóa và thải độc - những vấn đề có liên quan đến sự phát triển bệnh chàm.
Cây ngưu bàng
Cây ngưu bàng có tên khoa học là Arctium Lappa, là một loại thảo mộc có hoa màu tím, trong y học cổ truyền thường sử dụng rễ để điều trị các rối loạn về da, trong đó có bệnh chàm, vảy nến, mụn trứng cá. Các hoạt chất trong cây ngưu bàng như arctinal, tinh dầu, inulin và lignan giúp chống viêm tốt. Trong cuốn sách “The Herbal Drugstore” xuất bản năm 2000, Tiến sĩ Linda B. White và chuyên gia cây thuốc Steven Foster cho rằng inulin là một chất kích thích miễn dịch, giúp tiêu diệt những vi khuẩn có thể làm trầm trọng thêm bệnh chàm. Bác sĩ David Hoffmann, tác giả cuốn sách "Medical Herbalism: The Science and Practice of Herbal Medicine" xuất bản năm 2003 cũng đề cập rằng cây ngưu bàng giúp cải thiện triệu chứng của các rối loạn về da như chàm và bệnh vẩy nến.
Cây ngưu bàng giúp cải thiện triệu chứng bệnh chàm
Cây lam cận
Cây lam cận, Fumaria officinalis, là một thảo dược được sử dụng từ lâu như một phương thuốc cho các bệnh da liễu. Theo bác sĩ David Hoffmann, cây lam cận chữa lành bệnh chàm bằng cách tác động thông qua gan và thận để làm sạch toàn bộ cơ thể. Cây lam cận chứa acid fumaric, một hoạt chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.
Cỏ ba lá đỏ
Cỏ ba lá đỏ, tên khoa học Trifolium pratense, là một loại cây thân cỏ có hoa màu hồng đậm. Nó cũng đã có một lịch sử lâu đời trong các bài thuốc điều trị các vấn đề về da. Hoa của loại cỏ này rất giàu isoflavones và coumarin, những chất chống oxy hóa và kháng viêm mạnh. Cỏ ba lá đỏ còn có thể được sử dụng một cách an toàn để điều trị bệnh chàm ở trẻ em.
Cây núc nác
Cây núc nác hay hoàng bá nam, tên khoa học là Oroxylum indicum, là loại cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều nơi trên khắp cả nước. Bộ phận thường sử dụng trong điều trị bệnh chàm là vỏ thân, có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rõ rệt và làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Nhằm tận dụng lợi ích của vỏ núc nác, các nhà khoa học đã chiết xuất hoạt chất của thảo dược này, kết hợp thêm nhiều thành phần tự nhiên khác để bào chế thành sản phẩm bôi ngoài tiện dụng có tên Eczestop. Thành phần của Eczestop ngoài chiết xuất vỏ núc nác còn có:
- Kẽm salicylate: là thành phần chính của Eczestop, một muối của kẽm và acid salicylic. Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, làm giảm ngứa, giúp nhanh lành tổn thương. Ion kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da.
- Dầu dừa: dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.
- Chitosan: dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da.
- Nano bạc: chống viêm và sát khuẩn mạnh.
- Tinh dầu hạt Neem: sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
Eczestop có độ an toàn cao, mang lại tác động toàn diện cho bệnh chàm cũng như các thể bệnh chàm khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, tổ đỉa. Eczestop vừa giúp giảm triệu chứng, vừa tăng tái tạo, phục hồi tổn thương và tăng cường sức khỏe làn da.
Eczestop mang lại tác động toàn diện cho bệnh chàm
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Kim Long