Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Chẩn đoán và điều trị bệnh tổ đỉa thế nào?


Tổ đỉa là một tình trạng da đặc trưng bởi mụn nước trên ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các mụn nước thường chứa nhiều dịch, rất ngứa và có xu hướng lan rộng. Bệnh có thể tiến triển theo đợt kéo dài khoảng 2-4 tuần và rất dễ tái phát. Vậy bệnh lý này nên được chẩn đoán và điều trị thế nào?
1. Chẩn đoán bệnh tổ đỉa
Hiện nay chưa có xét nghiệm cụ thể nào dùng để chẩn đoán bệnh tổ đỉa. Trong đa số trường hợp, bác sĩ chẩn đoán bằng cách kiểm tra làn da cẩn thận bằng mắt thường. Các triệu chứng của tổ đỉa có thể tương tự như một số tình trạng về da khác, vì vậy bác sĩ có thể áp dụng một xét nghiệm nhất định. Đó có thể là sinh thiết da để loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như nhiễm nấm. Nếu bác sĩ nghĩ rằng sự bùng phát tổ đỉa liên quan đến dị ứng, họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm dị ứng da.
Chưa có xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán bệnh tổ đỉa
2. Điều trị bệnh tổ đỉa
Bảo vệ làn da
- Cố gắng tránh tiếp xúc với bất cứ tác nhân nào có thể gây kích ứng da như xà phòng, dầu gội và hóa chất gia dụng khác. Hãy đeo găng tay khi gội đầu hoặc làm việc nhà!
- Đừng làm vỡ các mụn nước mà nên để cho chúng tự xẹp và khô. Nếu mụn nước to, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Điều trị triệu chứng
Các phương pháp điều trị triệu chứng của tổ đỉa cũng tương tự như những thể bệnh chàm khác, bao gồm:
- Liệu pháp “quấn ướt”, chườm lạnh: có thể giúp giảm sự khó chịu do ngứa. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn dùng thuốc mỡ ngay sau khi áp dụng liệu pháp này.
- Làm mềm, giữ ẩm: hãy giữ cho làn da không bị mất nước và khô. Kem dưỡng ẩm có thể giúp làn da tránh tình trạng khô và làm giảm bong tróc, giảm ngứa.
- Kem bôi steroid: làm giảm viêm, giảm kích ứng và giúp da lành. Các loại kem steroid chỉ nên sử dụng một khoảng thời gian ngắn để giảm thiểu tác dụng phụ.
Một số cách giảm ngứa, giảm triệu chứng khác:
- Ngâm tay trong dung dịch kali permanganat (thuốc tím) loãng (tỷ lệ 1:10.000) khoảng 10-15 phút, 1-2 lần/ngày trong khoảng 5 ngày.
- Thuốc kháng histamine có thể dùng để giảm ngứa và gây ngủ nếu ngứa làm cho bạn thức giấc vào ban đêm.
- Kháng sinh có thể được chỉ định nếu da bị nhiễm khuẩn.
Điều trị chuyên sâu
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm với các phương pháp điều trị trên, một số phương pháp trong điều trị bệnh da liễu có thể được chỉ định:
- Liệu pháp ánh sáng: cho vùng da bệnh tiếp xúc với tia cực tím (UV) dưới sự theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.
- Thuốc steroid đường uống hoặc kem bôi steroid loại mạnh.
- Kem ức chế miễn dịch hoặc thuốc mỡ, như pimecrolimus hoặc tacrolimus.
- Thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin hoặc azathioprine.
- Alitretinoin dạng viên nang: thuốc dùng điều trị cho các trường hợp bệnh tổ đỉa hoặc bệnh chàm nghiêm trọng khi những phương pháp điều trị khác không đáp ứng. Thuốc này chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm do độ rủi ro cao.
Phương pháp cải thiện bệnh từ thiên nhiên
Trong thiên nhiên luôn có vô vàn dược liệu quý với rất nhiều tác dụng khác nhau. Đối với bệnh da liễu, dân gian thường sử dụng những thảo dược như:
- Vỏ núc nác: có tác dụng giảm dị ứng, giảm ngứa, dùng chữa các bệnh mẩn ngứa, mụn nhọt, lở loét, chàm, tổ đỉa…
- Neem (xoan Ấn Độ): kháng khuẩn, kháng viêm, dùng trong điều trị bệnh về da như mụn, da khô, lở loét, vẩy nến…
- Dầu dừa: giúp dưỡng ẩm da rất tốt, chống oxy hóa, kháng khuẩn, làm sạch da, bảo vệ da khỏi các tác nhân ngoài môi trường: khói, bụi, vi khuẩn…
Để người bệnh không phải mất thời gian tìm kiếm các thảo dược trên, các nhà khoa học đã kết hợp tất cả chúng với nhau tạo thành sản phẩm kem bôi tiện dụng có tên là Eczestop. Không chỉ có 3 thành phần trên, Eczestop còn kết hợp 3 thành phần từ thiên nhiên khác bao gồm chitosan, nano bạc và kẽm salicylate. Chitosan có tác dụng dưỡng ẩm tốt, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào. Nano bạc giúp kháng khuẩn, chống viêm. Kẽm salicylate giúp bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm, có tác dụng giảm ngứa, bong vẩy da, chống viêm, tăng tái tạo da. Kem làm sạch da Eczestop có thể giúp cải thiện tổ đỉa cũng như các thể bệnh chàm khác do tác động toàn diện: giảm triệu chứng (viêm, ngứa, mụn nước, vẩy…), tăng tái tạo da, phục hồi tổn thương, tăng cường sức khỏe làn da.
Eczestop có tác dụng tốt cho bệnh tổ đỉa
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Để biết thêm thông tin về tổ đỉa và bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Thái Dũng

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

6 điều cần biết về bệnh eczema, bạn đã biết chưa?


Nếu bạn là một trong 10% dân số thế giới đang phải đối phó với bệnh eczema, bạn sẽ muốn có được những thông tin quan trọng về phòng và điều trị tình trạng viêm da mạn tính này. Bài viết sau đây cung cấp 6 điều cần biết cho người bệnh eczema.
6 thông tin cần biết về bệnh eczema
1. Làm sao biết đó là bệnh eczema?
Bệnh eczema chưa có phương pháp hay xét nghiệm nào cụ thể để chẩn đoán mà hầu như chỉ dựa vào các triệu chứng của bệnh. Da của bạn bỗng trở nên đỏ, khô, ngứa, mụn nước li ti, bong tróc… thì có khả năng là bệnh eczema. Bệnh eczema thường xuất hiện ở các vị trí bao gồm mặt (đặc biệt là 2 bên má), phía sau đầu gối và khuỷu tay, tay, chân…
2. Gãi sẽ chỉ làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ
Ngứa là triệu chứng đặc trưng và xuyên suốt của bệnh eczema. Do đó, nhiều người bệnh thường cào, gãi để giảm cơn ngứa. Thực tế đã cho thấy việc gãi chỉ làm kích ứng da, làm cơn ngứa không dứt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, người bệnh nên tìm các giải pháp giảm ngứa để hạn chế việc gãi. Tương tự như vậy, nhiều người bị mụn nước thường nặn ra, vùng da đóng vẩy thì lại bóc, gỡ vẩy… Những điều này đều có thể gây nhiễm trùng da, làm tổn thương nặng hơn, lâu lành hơn.
Gãi có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh eczema
3. Bệnh eczema không chỉ là vấn đề về da
Bệnh eczema gây tổn thương chủ yếu trên da, nên nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề ngoài da. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của tổ chức y tế Northwestern Medicine, Hoa Kỳ thực hiện trên 62.000 người trưởng thành, cho thấy bệnh eczema có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, tác động đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có bệnh eczema thường ít tập thể dục, có khuynh hướng bị béo phì, phát triển bệnh tim, tiểu đường và mất ngủ.
4. Bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng các sản phẩm có hóa chất
Đa số các sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm giặt tẩy… đều có chứa hóa chất mạnh, chất bảo quản, chất tạo mùi… có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh eczema. Các chuyên gia khuyến cáo nên chọn các sản phẩm phù hợp, dịu nhẹ, không có các hóa chất gây kích ứng da.
5. Giảm căng thẳng sẽ giúp ích cho người bệnh eczema
Một số nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa căng thẳng và bệnh eczema. Mặc dù căng thẳng không trực tiếp gây ra bệnh, nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Vì vậy, giảm bớt căng thẳng cũng là cách để cải thiện bệnh eczema. Tập thể dục, massage, yoga, thiền... là một số cách giảm căng thẳng rất tốt.
6. Dưỡng ẩm da luôn rất cần thiết cho việc điều trị bệnh eczema
Bệnh eczema thường khiến da khô quá mức, do đó cần dưỡng ẩm mỗi ngày trong quá trình điều trị. Các bác sĩ thường khuyên nên dưỡng ẩm vài lần trong ngày để giữ cho da đủ nước, đặc biệt là sau khi tắm. Bạn cần tránh các chất dưỡng ẩm có quá nhiều thành phần tổng hợp hay chất bảo quản. Các loại tinh dầu thiên nhiên có thể giúp dưỡng ẩm rất tốt mà không gây tác dụng phụ hay kích ứng da. Dầu dừa chứa nhiều các acid béo và các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K… Khi bôi lên da, dầu dừa giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân như bụi, nấm, vi khuẩn, virus, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng. Từ lâu, dầu dừa đã được sử dụng nhiều trong các bệnh da liễu như eczema, vẩy nến, nhiễm trùng da nhờ đặc tính kháng khuẩn, giảm ngứa, bong vẩy. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng chống oxy hóa giúp phòng tránh các dấu hiệu lão hóa da.
Để tận dụng lợi ích của dầu dừa, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tạo ra sản phẩm kem làm sạch da Eczestop. Ngoài dầu dừa, Eczestop còn có nhiều thành phần ưu việt đối với bệnh eczema như:
- Kẽm salicylate: là muối của kẽm và acid salicylic. Ion kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vẩy.
- Nano bạc có tác dụng chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
- Tinh dầu hạt neem giúp sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
- Chiết xuất vỏ núc nác giúp giảm dị ứng, giảm ngứa;
- Chitosan ức chế sự chết của tế bào, giúp tăng cường tái tạo da.
Việc lựa chọn kem làm sạch da Eczestop vừa giúp bạn dưỡng ẩm da, vừa an toàn, đồng thời mang lại một sự hỗ trợ đáng tin cậy trong điều trị bệnh eczema.
Kem làm sạch da Eczestop - giải pháp mới cho bệnh eczema
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Huy Anh

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

3 thành phần gây viêm da dị ứng có trong xà phòng


Người bệnh viêm da dị ứng thường được khuyên phải tránh nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, trong đó có các loại xà phòng thường dùng. Vậy những thành phần nào trong xà phòng có thể gây khởi phát viêm da dị ứng?
3 thành phần gây viêm da dị ứng trong xà phòng
Sodium lauryl sulfate (SLS)
Đây là một thành phần thường được tìm thấy trong xà phòng và dầu gội đầu. SLS là một chất có tính tẩy rửa, có nghĩa là nó giúp làm sạch bã nhờn trên da. Nó cũng là chất giúp tạo bọt cho xà phòng.
Vậy SLS góp phần gây viêm da dị ứng như thế nào? Dù SLS rất hữu ích để làm sạch bã nhờn trên da, nhưng nó cũng phá vỡ chất béo trong da, ảnh hưởng đến cấu trúc da, làm da mất nước và trở nên khô. Mặc dù không phải là một chất gây ra phản ứng trực tiếp từ hệ thống miễn dịch, SLS vẫn có thể làm khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm da dị ứng bằng cách làm suy yếu hàng rào bảo vệ của da. Điều này có nghĩa là SLS có thể gián tiếp đưa các yếu tố dị ứng khác vào cơ thể.
Vì vậy, nếu bạn đang có vấn đề về da như viêm da dị ứng, da khô, ngứa, hãy kiểm tra và tránh các sản phẩm có Sodium lauryl sulfate.
Diethanolamide
Diethanolamide là một chất phổ biến dùng trong xà phòng với vai trò là chất tạo bọt hoặc chất nhũ hóa. Giống như Sodium lauryl sulfate, diethanolamide có thể phá vỡ lớp dầu trong da và làm da khô. Ngoài ra, nó còn làm xuất hiện các phản ứng dị ứng ở một số người, làm khởi phát bệnh viêm da dị ứng.
Chất tạo hương
Các công ty sản xuất thường rất dè dặt về việc tiết lộ các thành phần làm cho sản phẩm của họ có mùi thơm. Trên thực tế, hương thơm trong xà phòng cũng như một số sản phẩm khác có thể được tạo ra từ một hỗn hợp gồm este, ketone, aldehyde, amine và nhiều chất khác. Hương thơm tổng hợp không góp phần làm sạch da, nhưng lại là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất làm khởi phát viêm da dị ứng. Do đó, bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm với nhãn “không hương thơm”.
Xà phòng chứa nhiều hóa chất có thể gây khởi phát viêm da dị ứng
Các loại xà phòng chứa nhiều hóa chất kích ứng da do đó người bệnh viêm da dị ứng nên tránh. Trong tự nhiên có nhiều thảo mộc có thể làm sạch da, có những loại có tính kháng khuẩn mạnh, được xem là kháng sinh tự nhiên tốt cho viêm da dị ứng. Do đó, người bệnh nên ưu tiên các thảo dược hơn là sản phẩm có hóa chất. 
Giải pháp toàn diện từ tự nhiên cho viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một thể của bệnh chàm, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh bằng kế hoạch điều trị phù hợp và tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Bên cạnh đó, chăm sóc da mỗi ngày là rất cần thiết trong quá trình điều trị. Vì các sản phẩm chăm sóc da từ hóa chất tổng hợp dễ gây kích ứng và khởi phát bệnh, người bệnh nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Hiện nay, nhiều người bệnh viêm da dị ứng đang tin dùng kem làm sạch da Eczestop. Đây là kem bôi ngoài da từ tự nhiên đầu tiên trên thị trường có tác động toàn diện cho viêm da dị ứng và các thể bệnh chàm. Thành phần của Eczestop bao gồm kẽm salicylate - một muối của kẽm và acid salicylic, cùng với nano bạc, chitosan, dầu hạt Neem, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa. Sự kết hợp của các thành phần này mang lại tác động toàn diện cho viêm da dị ứng: vừa giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm (nano bạc, dầu hạt Neem, chiết xuất vỏ núc nác), vừa giúp dưỡng ẩm, tăng tái tạo da và tăng cường sức khỏe cho da (kẽm salicylate, dầu dừa, chitosan). Ngoài ra, Eczestop có độ an toàn cao, dùng được lâu dài nên phù hợp trong cả điều trị, chăm sóc phục hồi tổn thương và ngừa tái phát.
Eczestop mang lại tác động toàn diện đối với viêm da dị ứng
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Để biết thêm thông tin về viêm da dị ứng và bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Mạnh Đoàn

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Cải thiện bệnh chàm với 5 loại rau củ quả phổ biến


Chế độ ăn uống từ lâu đã được biết là ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh chàm. Rau xanh, trái cây là những thực phẩm mà người bệnh thường được khuyến khích đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Dưới đây là 5 loại rau củ quả có tác dụng tốt đối với bệnh chàm.
5 loại rau củ quả có tác dụng tốt cho bệnh chàm
Rau họ cải
Các loại rau họ cải bao gồm bông cải xanh, cải xoăn, cải bắp, cải xoong… có chứa nhiều chất chống oxy hoá như carotenoid, flavonoids cùng với các vitamin, chất khoáng. Các chất này có tác dụng tốt cho người bệnh chàm, giúp ngăn chặn quá trình oxy hoá, giảm viêm. Lượng chất xơ cao có trong rau họ cải giúp đường ruột hoạt động tốt hơn và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Rau họ cải tốt cho người bệnh chàm
Nghệ
Nghệ là một loại gia vị khá quen thuộc trong đời sống, là thực phẩm giàu hoạt chất kháng viêm tốt cho bệnh chàm. Thành phần quan trọng có trong nghệ là curcumin, một hợp chất có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Bên cạnh đó, nghệ cung cấp chất khoáng, chất xơ và vitamin B6. Nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh chàm, giúp giảm viêm và chữa lành các vết thương do bệnh chàm.
Củ cải đường (củ dền)
Củ cải đường là nguồn duy nhất chứa chất dinh dưỡng thực vật gọi là betalain. Betanin và vulgaxanthin là hai loại betalain tốt nhất trong ​​củ cải đường, cả hai đều cho thấy khả năng chống oxy hóa, chống viêm và kích thích sự sản xuất glutathione. Glutathione là một hợp chất chống oxy hóa mạnh thông qua cơ chế tái tạo vitamin E, C, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và giải độc cơ thể. Do đó, củ cải đường giúp trẻ hóa làn da, phục hồi tổn thương, rất tốt cho bệnh chàm.  
Dứa
Với vitamin B1, vitamin C và bromelain - một chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống viêm mạnh, dứa rất có ích cho những người bệnh chàm. Bên cạnh đó, dứa cũng giàu chất xơ, giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, cải thiện hệ thống tiêu hoá và hệ miễn dịch, 2 cơ quan thường hoạt động kém ở người bị bệnh chàm.
Đu đủ
Đu đủ là một trong những loại trái cây có hàm lượng đường thấp. Đu đủ chứa cả lycopene và papain, 2 chất chống oxy hoá rất mạnh và hỗ trợ tiêu hóa. Đu đủ giúp tăng cường tái tạo tế bào, cung cấp các vitamin, khoáng chất, tăng cường miễn dịch và chống viêm, do đó là loại quả rất tốt cho người bệnh chàm.
Chăm sóc làn da bị bệnh chàm
Người bệnh chàm có làn da nhạy cảm và cơ địa dễ dị ứng, do đó cần chú ý đến chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tăng cường chăm sóc và dưỡng ẩm cho da để giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hiện nay, nhiều người bệnh chàm đang chọn giải pháp chăm sóc da từ sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên vì tính an toàn và không gây kích ứng da. Nổi bật trên thị trường và đang được nhiều người tin dùng là kem làm sạch da Eczestop. Eczestop là kem bôi được thiết kế chuyên biệt cho bệnh chàm, với các thành phần như:
- Kẽm salicylate: là thành phần chính của Eczestop, một muối của kẽm và acid salicylic. Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, làm giảm ngứa, giúp nhanh lành tổn thương. Ion kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da.
- Dầu dừa: dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.
- Chitosan: chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da.
- Nano bạc: chống viêm và kháng khuẩn mạnh.
- Tinh dầu hạt Neem: sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
- Chiết xuất vỏ núc nác: giảm dị ứng, giảm ngứa.
Chỉ cần rửa sạch vùng da bệnh bằng nước ấm, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm, sau đó bôi một lớp kem mỏng Eczestop 3-4 lần mỗi ngày, bạn đã có một cách chăm sóc da an toàn và hiệu quả.
Eczestop - giải pháp chăm sóc da cho người bệnh chàm
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Minh Tuấn

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

3 thể bệnh phổ biến nhất của bệnh eczema là gì?


Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.
3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
1. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa là thể bệnh eczema thường gặp nhất. Viêm da dị ứng thường khởi phát trong thời thơ ấu, và thường giảm đi hoặc biến mất khi trưởng thành. Viêm da dị ứng là một trong “bộ ba dị ứng” bao gồm hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng. Có người mắc cùng lúc cả 3 tình trạng trên.
Một số triệu chứng của viêm da dị ứng:
- Bệnh thường hình thành ở các vị trí nếp gấp ở khuỷu tay hoặc đầu gối.
- Da ở những nơi xuất hiện bệnh có thể trở nên khô, bong tróc, sẫm màu và dày hơn.
- Các mụn nước và các vết tổn thương có thể xuất hiện sau khi bạn gãi ở vùng da ngứa.
- Trẻ sơ sinh thường xuất hiện viêm da dị ứng ở mặt.
Viêm da dị ứng hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân, nhưng nó có thể là do sự kết hợp của các yếu tố như:
- Di truyền
- Da khô
- Những đứt gãy trong cấu trúc da làm hàng rào bảo vệ của da bị suy yếu.
- Sự suy giảm hoặc rối loạn trong hoạt động của hệ thống miễn dịch.
- Những tác nhân trong môi trường.
Viêm da dị ứng là thể phổ biến nhất của bệnh eczema
2. Viêm da tiếp xúc
Nếu da bị đỏ, ngứa, bị kích thích do phản ứng với các chất mà bạn chạm vào, có thể là bạn đang bị viêm da tiếp xúc. Nó có hai loại:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng là một phản ứng của hệ miễn dịch với các chất gây dị ứng như cao su, kim loại…
- Viêm da tiếp xúc kích ứng do các tác nhân như hóa chất gây kích ứng trực tiếp trên da.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc:
- Da bị ngứa, chuyển màu đỏ, bỏng rát.
- Các mụn nước và nốt phồng rộp có thể hình thành.
- Theo thời gian, da có thể đóng vảy và dày lên.
Các tác nhân phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc bao gồm: sản phẩm tẩy trắng, đồ trang sức, mủ cao su, Niken, sơn, các loại cây có chứa độc tố, các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm, xà phòng…
3. Tổ đỉa
Tổ đỉa cũng là một thể bệnh eczema, đặc trưng là các mụn nước xuất hiện lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân. Tổ đỉa phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
Các mụn nước đặc trưng của tổ đỉa có một số đặc điểm:
- Nhỏ, đầy dịch lỏng trong suốt
- Rất ngứa.
- Các mụn nước thường khô và tróc trong khoảng ba tuần. Vùng da bên dưới các mụn nước này có thể đỏ, nứt nẻ, đôi khi có cảm giác đau đớn.
Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa là không rõ, nhưng một số yếu tố có khả năng góp phần gây bệnh như: căng thẳng, làn da nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với nước, tiếp xúc với xi măng, với các kim loại, chẳng hạn như crom, coban, niken…
Giải pháp nào để kiểm soát bệnh eczema?
Mặc dù có nhiều thể bệnh khác nhau, nhưng bệnh eczema nhìn chung đều có những ảnh hưởng rất lớn đối với làn da. Nó không chỉ làm mất thẩm mỹ mà luôn gây cảm giác ngứa, rát và rất khó chịu đối với người bệnh. Hiện nay điều trị bệnh eczema ngoài dùng thuốc có thể kết hợp các thành phần tự nhiên cải thiện bệnh
Nắm bắt mong muốn của bệnh nhân về một sản phẩm an toàn và hỗ trợ điều trị bệnh eczema hiệu quả, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm kem thảo dược Eczestop. Sản phẩm tận dụng những nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, bao gồm: Kẽm salicylate; Dầu dừa; Dầu hạt neem; Chiết xuất vỏ thân núc nác; Chitosan; Nano bạc. Trong đó, kẽm có đặc tính chống viêm, tăng tái tạo biểu mô; ion kẽm có tính kháng khuẩn hiệu quả, có tác dụng tốt với các tổn thương trên da do bệnh eczema; dầu dừa giúp kháng viêm và dưỡng ẩm da; dầu hạt neem giúp giảm viêm, kháng khuẩn; chiết xuất vỏ thân núc nác chống dị ứng, được dùng từ lâu trong các bài thuốc chữa bệnh eczema; chitosan chống oxy hóa, kích thích quá trình hình thành mô mới; nano bạc chống viêm và có tính sát khuẩn mạnh. Do đó, Eczestop là một sản phẩm toàn diện đối với bệnh eczema, vừa giảm triệu chứng, vừa tái tạo, phục hồi và giúp làn da trở nên khỏe mạnh.
Eczestop - kem bôi ngoài da được thiết kế chuyên biệt cho bệnh eczema
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Phú Thịnh