Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Loại bỏ bệnh chàm “LUÔN VÀ NGAY” chỉ nhờ 5 thảo dược này!

Các vấn đề về da liễu có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm trong năm, khiến bạn e ngại, ảnh hưởng trong giao tiếp hàng ngày. Trong vô số các vấn đề đó thì bệnh chàm (hay viêm da cơ địa) là rắc rối hay gặp nhất, có thể ảnh hưởng tới cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành.
Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, có đến 20% các trường hợp mắc bệnh chàm là trẻ sơ sinh. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh này ở người lớn và trẻ em chỉ là 3%.
Bệnh khiến da trở nên khô, gây ngứa, thường gặp ở các vị trí như mặt, khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân. Các triệu chứng của bệnh khiến bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới những sinh hoạt cá nhân thường ngày.
Vì vậy, để cảm thấy dễ chịu hơn, bạn hãy tham khảo ngay những cách giúp bạn thoát khỏi bệnh chàm từ thảo dược sau đây!
5 giải pháp điều trị bệnh chàm từ thiên nhiên bạn nên áp dụng ngay!
1. Dầu dừa nguyên chất
Bạn cần lựa chọn dầu dừa nguyên chất chứ không phải dầu dừa thông thường. Điều gì khiến cho dầu dừa tinh khiết lại khác biệt như vậy? Đó là vì loại dầu này hoàn toàn được chưng cất bằng phương pháp tự nhiên, không có sử dụng nhiệt hoặc hóa chất. Đồng thời, dầu dừa nguyên chất có tính chống viêm và giảm đau rất tốt.

Dầu dừa nguyên chất giúp cải thiện triệu chứng của bệnh chàm
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2014 trên 117 trường hợp bị chàm bội nhiễm ở mức độ trung bình. Họ được yêu cầu dùng dầu dừa nguyên chất hoặc dầu khoáng thoa lên trên da. Sau 2-8 tuần, khoảng một nửa số người dùng dầu dừa nguyên chất đã thấy các triệu chứng của bệnh chàm cải thiện nhanh chóng. Trong khi đó, tình trạng bệnh ở những người không dùng dầu dừa nguyên chất chỉ giảm nhẹ. Phát hiện này cho thấy việc dùng dầu dừa nguyên chất mang lại hiệu quả điều trị chàm cao hơn so với dùng dầu khoáng ở những trường hợp mắc bệnh ở mức độ vừa phải. Hiệu quả này có được là nhờ tính chống viêm, giảm đau của dầu dừa. Đồng thời, đây cũng là một dung dịch giúp làm mềm da tuyệt vời, rất thích hợp với người mắc bệnh chàm.
Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần thoa dầu dừa nguyên chất vào vùng da bị chàm sau khi tắm mỗi ngày.
2. Nghệ
Nghệ là một nguyên liệu quen thuộc được sử dụng tại Ấn Độ trong hơn 2.500 năm qua. Ban đầu, nghệ được sử dụng làm thuốc nhuộm, sau đó đã được dùng làm dược liệu quý trong điều trị bệnh. Đây được xem là một trong những “vị thuốc lành mạnh nhất của thiên nhiên”.
Nghệ có chứa hoạt chất curcumin – được biết đến là một chất chống viêm hiệu quả. Chính vì lý do này mà nghệ được đánh giá là một phương pháp chữa bệnh chàm đáng tin cậy!
Một nghiên cứu được thực hiện tại Nepalgunj Medical College (Nepal) đã cho thấy, việc sử dụng bột nghệ hàng ngày sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng của chàm như ngứa, kích ứng, viêm da… Kết luận này được đưa ra sau khi những bệnh nhân bị chàm bội nhiễm sử dụng nghệ. Chỉ sau 15 ngày sử dụng, nghệ đã mang tới một “phép thuật”: mọi kích ứng trên da mặt và ngực của người bệnh hoàn toàn biến mất. Ngay cả khi người bệnh dùng nghệ hàng ngày thì cũng không phải lo lắng về tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Để điều trị chàm bằng nghệ, bạn cần dùng 1/2 muỗng cà phê bột nghệ và 1 muỗng cà phê sữa đặc rồi trộn đều. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị viêm ngứa sau 10-15 phút thì rửa sạch da. Áp dụng phương pháp này 2 lần mỗi ngày.
3. Lô hội
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy lô hội hoạt động như một chất chống viêm và giúp làm lành thương tổn trên da. Khi được thoa trên da, gel lô hội sẽ giúp làm lành da, thu nhỏ kích thước của vết thương và rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, gel lô hội được xem là “cứu tinh” dành cho những ai đang lo lắng về bệnh chàm. Ngoài ra, gel lô hội còn giúp làm mềm, dưỡng ẩm da. Đã có những báo cáo cho thấy, gel lô hội mang lại hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng khô da, ngăn bệnh lan rộng và phòng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát. Chất phytochemical trong lô hội giúp kháng khuẩn hiệu quả.
Để thực hiện, bạn cần lấy 1 lá lô hội và 5 giọt vitamin E. Hãy cắt đôi lá lô hội rồi chiết xuất lấy gel. Sau đó, trộn gel lô hội cùng vitamin E tạo thành hỗn hợp rồi thoa lên vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm. Sau 30 phút thì rửa sạch da bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần/ ngày và duy trì trong 3 tuần.
4. Neem (xoan Ấn Độ)
Neem là dược liệu nổi tiếng trên khắp thế giới và được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 140 hợp chất hữu ích trong điều trị chàm. Các hợp chất này nằm trong các bộ phận khác nhau của neem như lá cây, hoa, vỏ, rễ và hạt. Một số nghiên cứu cho thấy, lá neem có chứa chất chống viêm hiệu quả và trở thành vị thuốc lý tưởng giúp điều trị chàm.
Không chỉ giúp giảm viêm, neem còn rất hiệu quả trong việc giảm sưng đau, khó chịu do bệnh. Đồng thời, dịch chiết neem còn giúp dưỡng ẩm cho da, bảo vệ da khỏi các chất độc hại khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn; làm sạch da, loại bỏ các chất gây nhiễm trùng.
Bạn sử dụng 1 muỗng canh bột nghệ, 1 muỗng canh bột lá neem, 1 muỗng cà phê dầu mè và 2 giọt dịch chiết neem. Trộn tất cả vào trong bát tạo thành hỗn hợp. Thoa hỗn hợp lên vùng da bị bệnh đến khi da khô thì rửa sạch bằng nước ấm. Bạn nên kiên trì áp dụng biện pháp này mỗi ngày 1 lần đến khi khỏi bệnh.
5. Sử dụng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh chàm
Bên cạnh việc dùng 4 loại thảo dược trên, một cách đơn giản hơn mà bạn có thể áp dụng để sớm thoát khỏi nỗi lo về chàm đó là sử dụng kem dược liệu Eczestop. Đây là giải pháp đã được đông đảo người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực.

Kem Eczestop có thành phần chính là kẽm salicylate kết hợp cùng các dược liệu khác như: dầu dừa, neem, chitosan… Sản phẩm giúp làm sạch da, sát khuẩn, dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm viêm ngứa, hỗ trợ điều trị bệnh chàm, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc… Kem Eczestop rất an toàn cho da nên người bệnh có thể yên tâm dùng để sớm lấy lại làn da mịn màng, ngăn chặn bệnh tái phát.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của kem Eczestop trong điều trị chàm, bạn hãy lắng nghe phân tích của chuyên gia trong video sau:
Cập nhật ngay 5 biện pháp từ thảo dược trên để sớm đẩy lùi nỗi lo về chàm. Và giải pháp sử dụng kem dược liệu Eczestop hàng ngày là cách đơn giản mà nhiều người đã thành công!

Tuấn Minh

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

5 sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh eczema


Bệnh eczema là bệnh lý da liễu phổ biến và không còn xa lạ gì với chúng ta. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Hiện nay, quá trình điều trị bệnh eczema còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu và tránh những sai lầm sau để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
5 sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh eczema
1. Thiếu kiên nhẫn
Bệnh eczema là bệnh lý mạn tính, diễn tiến theo đợt, việc điều trị bệnh cần kéo dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ người bệnh. Sử dụng thuốc tây có thể sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn trong việc giảm triệu chứng bệnh, nhưng không thể sử dụng lâu dài và bệnh sẽ dễ tái phát khi ngừng thuốc. Do đó, tây y thường điều trị bệnh theo từng đợt ngắn. Nếu điều trị theo đông y, hiệu quả sẽ chậm hơn, có thể phải điều trị theo đợt kéo dài nhiều tháng, nhưng an toàn hơn và giảm nguy cơ phụ thuộc thuốc. Về cơ bản, điều trị theo phương pháp nào cũng cần sự kiên nhẫn, đôi khi chính điều này lại giúp mang đến kết quả tốt hơn.
2. Không kiêng khem trong quá trình điều trị
Bệnh eczema là bệnh lý chịu ảnh hưởng khá lớn từ việc ăn uống hàng ngày của mỗi người. Chính vì vậy, để việc điều trị có hiệu quả cần kết hợp một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó, những thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây bùng phát bệnh cần phải tránh là rượu, bia, thực phẩm chứa gluten, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, các loại động vật giáp xác… Người bệnh cũng cần theo dõi mình dị ứng những thực phẩm nào để loại bỏ chúng khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, các loại rau củ quả, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó…), cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu),… là nguồn cung cấp các hợp chất kháng viêm, axit béo omega 3, chất chống oxy hóa,… rất tốt cho người bệnh eczema.
Không kiêng khem ăn uống ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh eczema
3. Gãi, nặn mụn nước, bóc vẩy
Ngứa là triệu chứng đặc trưng và xuyên suốt của bệnh eczema. Do đó, nhiều người bệnh thường cào, gãi để giảm cơn ngứa. Mặc dù rất thông cảm với người bệnh, vì trước cơn ngứa dữ dội đó, không thể nào không gãi được, nhưng thực tế việc gãi chỉ làm kích ứng da, làm cơn ngứa không dứt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, người bệnh nên tự tìm các giải pháp giảm ngứa để hạn chế việc gãi. Tương tự như vậy, nhiều người bị mụn nước thường nặn ra, vùng da đóng vẩy thì lại tự bóc, gỡ vẩy… Những điều này đều có thể gây nhiễm trùng, làm tổn thương nặng hơn, lâu lành hơn. Thay vào đó, người bệnh nên có các giải pháp kiểm soát làn da nhạy cảm một cách tốt hơn.
4. Không tập luyện thể dục
Khi mắc bệnh eczema, các vấn đề bao gồm đổ mồ hôi, tăng nhiệt độ cơ thể khi tập thể dục có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Do đó, nhiều người bệnh eczema lại bỏ qua việc tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, các lợi ích của việc tập thể dục là không phải bàn cãi: giúp cơ thể cân đối, tốt cho tim mạch, xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể nói chung. Đặc biệt, tập thể dục là cách thư giãn tốt, giảm stress, mà chúng ta đã biết stress là một yếu tố làm tăng nặng bệnh eczema. Vì những lý do này, người bệnh eczema cũng cần tập thể dục mỗi ngày. Để hạn chế những ảnh hưởng đến bệnh, khi tập chỉ cần mang theo khăn để lau mồ hôi, bổ sung đủ nước, chọn những cách tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga…
5. Bỏ qua việc dưỡng ẩm mỗi ngày
Dưỡng ẩm có vai trò hết sức quan trọng giúp ngăn ngừa khô da - một yếu tố có thể làm tăng nặng triệu chứng bệnh eczema. Do đó, người bệnh cần xem việc dưỡng ẩm da mỗi ngày là một phần trong điều trị bệnh. Các loại tinh dầu thiên nhiên hoặc các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên là sự lựa chọn tốt. Tốt nhất nên dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm và bất cứ lúc nào cảm thấy làn da khô.
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một công thức đột phá kết hợp các thành phần tự nhiên tạo ra dòng sản phẩm tiện dụng vừa giúp dưỡng ẩm da, vừa mang lại tác động toàn diện đối với bệnh eczema. Đó là kem bôi ngoài da có tên là Eczestop. Trong thành phần của Eczestop có dầu dừa, từ lâu đã được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm rất tốt. Ngoài ra, dầu dừa cung cấp các vitamin và chất béo thiết yếu cho da, giúp làm sạch da, sát khuẩn và đã được sử dụng trong dân gian từ xưa để điều trị bệnh eczema. Một thành phần khác là chitosan - được chiết xuất từ vỏ các loài giáp xác, cũng có tác dụng dưỡng ẩm tốt. Chitosan còn có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Bên cạnh đó, Eczestop còn kết hợp các thành phần khác như: chiết xuất vỏ núc nác giúp giảm dị ứng, giảm ngứa; nano bạc và dầu hạt neem giúp chống viêm, sát khuẩn; kẽm salicylate giúp tăng tái tạo biểu mô, giảm ngứa, nhanh lành tổn thương.
Eczestop - kem bôi ngoài da được thiết kế chuyên biệt cho bệnh eczema
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Lê Đạt

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Những tác nhân nào gây kích ứng da trong bệnh chàm?


Bệnh chàm là bệnh lý mạn tính có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Hiện nay, có nhiều yếu tố tác động gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, đặc biệt là việc tiếp xúc với các chất gây kích ứng trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy những tác nhân nào gây kích ứng da trong bệnh chàm cần tránh?
Những tác nhân nào gây kích ứng da trong bệnh chàm?
Bệnh chàm làm hỏng “hàng rào bảo vệ” tự nhiên của da, làm cho nó nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài. Những tác nhân này được gọi chung là chất gây kích ứng da. Chất gây kích ứng da có thể làm da đỏ, ngứa, làm tăng nặng bệnh chàm. Các chất này có thể khác nhau đối với từng cá nhân bị bệnh chàm, tùy theo cơ địa từng người có thể phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, một số tác nhân gây kích ứng thông thường bao gồm:
- Quần áo len hoặc sợi nhân tạo, sợi tổng hợp, như sợi cao su, acrylic, nylon, polyester, spandex hoặc modacrylic.
- Xà phòng hoặc sữa tắm nhiều bọt, đặc biệt là những sản phẩm có hóa chất làm thay đổi độ pH tự nhiên của da.
- Một số chất giặt tẩy, chất khử trùng, chất tẩy rửa bề mặt hay mỹ phẩm.
- Nước hoa, dầu khoáng.
- Bụi bặm, đất cát.
- Khói thuốc lá.
Một số chất tẩy rửa có thể gây kích ứng da với người bệnh chàm
Các tác nhân kích ứng da này có thể liên quan đến cả bệnh chàm và viêm da tiếp xúc, chúng ta cần phân biệt giữa 2 tình trạng da này. Viêm da tiếp xúc là một dạng bệnh chàm khác xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng, chẳng hạn như hóa chất, kim loại, độc tố từ thực vật… Da tiếp xúc với chất kích thích sẽ trở nên đỏ, ngứa, và có thể gây phồng rộp. Trong khi đó, bệnh chàm thường liên quan đến nhiều yếu tố hơn như yếu tố di truyền, khô da, sự phá vỡ cấu trúc da, dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, cả viêm da tiếp xúc và bệnh chàm đều chịu ảnh hưởng từ các chất gây kích ứng da và tránh chúng là điều quan trọng trong quá trình điều trị.
Để xác định và tránh các chất gây kích ứng này, có thể cần một số thử nghiệm, chẳng hạn như thay đổi loại xà phòng, sữa tắm hoặc chất giặt tẩy… để xác định mức độ dị ứng của bản thân đối với các sản phẩm này.
Một số lời khuyên chung để tránh những chất kích ứng da và ngăn bùng phát bệnh chàm:
- Mặc quần áo bằng các loại vải sợi tự nhiên, bông hoặc tơ tằm
- Tránh nước hoa và mỹ phẩm có hóa chất, có cồn.
- Mang găng tay khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa hoặc cần tiếp xúc lâu với nước, rửa thức ăn tươi sống…
- Chọn các sản phẩm tắm không xà phòng hoặc tránh xà phòng có natri lauryl sunfat, có thể gây kích ứng da.
- Sau khi tắm, nhẹ nhàng vỗ nhẹ da bằng khăn mềm và dưỡng ẩm ngay sau đó để giữ ẩm trong da.
Kem làm sạch da Eczestop - giải pháp toàn diện cho bệnh chàm
Tránh các tác nhân gây kích ứng da là việc làm cần thiết để cải thiện bệnh chàm. Bên cạnh đó, bạn cần có thêm giải pháp nhằm bảo vệ da khỏi các tác nhân này, đồng thời giảm triệu chứng và dưỡng ẩm, tái tạo da. Trên cơ sở đó, sản phẩm kem bôi ngoài da Eczestop ra đời. Đây là sản phẩm từ tự nhiên đầu tiên trên thị trường có tác động toàn diện đối với bệnh chàm, nhờ các thành phần như: Kẽm salicylate: giúp tăng tái tạo biểu mô, làm giảm ngứa, nhanh lành tổn thương, giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch; Dầu dừa: dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da; Chitosan: dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da; Nano bạc: chống viêm và sát khuẩn mạnh; Chiết xuất vỏ núc nác: giảm ngứa, kháng viêm, giảm dị ứng; Dầu hạt Neem: có đặc tính chống vi khuẩn, virus, chống nấm, kháng viêm và thúc đẩy vết thương mau lành, duy trì độ đàn hồi của da.
Eczestop có tác động toàn diện với bệnh bệnh chàm
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.

Bảo Linh