Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Điều trị thế nào nếu bệnh chàm xuất hiện ở tay?


Hơn 30 triệu người ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm, một bệnh lý da liễu mạn tính gây ra các tình trạng ngứa, khô, bong tróc da, mụn nước. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nhưng đặc biệt khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt là khi nó xuất hiện trên tay. Vậy phải làm gì khi bị bệnh chàm ở tay?
Phải làm gì nếu bệnh chàm xuất hiện ở tay?
Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thể biết chính xác nguyên nhân của bệnh chàm, tuy nhiên họ tin rằng nó có thể là do sự kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức, dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với khói, bụi hoặc thay đổi nhiệt độ… cũng là những yếu tố có thể làm khời phát bệnh. Giống như bệnh chàm xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể, các triệu chứng của bệnh chàm ở tay cũng bao gồm đỏ da, ngứa, khô, nứt nẻ, bong tróc da, mụn nước.
Gil Yosipovitch, giáo sư về da liễu tại Đại học Y khoa Miami Miller, Hoa Kỳ cho rằng: "Bệnh chàm ở tay có thể xảy ra khi rửa tay thường xuyên, thay đổi nhiệt độ đột ngột hay tiếp xúc với hóa chất".
Bệnh chàm ở tay có liên quan đến sự tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng. Những người thường xuyên dùng tay tiếp xúc với hóa chất có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: thợ làm tóc, thợ sửa ống nước và công nhân xây dựng cũng như những người thường xuyên rửa tay nhiều lần trong ngày, chẳng hạn như y tá. Một thể bệnh chàm khá phổ biến ở tay là tổ đỉa. Bệnh này đặc trưng là mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân và ngón chân, gây ngứa.
Mục tiêu đầu tiên để ngăn ngừa và điều trị bệnh chàm ở tay là tìm ra những yếu tố kích hoạt và tránh chúng bất cứ khi nào có thể. Bạn cũng nên đến khám bệnh với bác sĩ da liễu, người có thể đề nghị các phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn. Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất bao gồm:
Điều trị tại chỗ
Một số thuốc bôi dùng tại chỗ cho các vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm để giúp giảm bớt triệu chứng.
- Hồ nước: làm mát da, giảm viêm, ngứa, dùng trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Một số dung dịch có tính kháng khuẩn: thuốc tím pha loãng, nước muối sinh lý, vioform 1%...
- Thuốc mỡ: chủ yếu dùng khi bệnh chàm đã sang giai đoạn mạn tính.
- Corticoid: chỉ nên dùng trong những trường hợp cần thiết, không nên dùng lâu dài vì tác dụng phụ.
Điều trị toàn thân
- Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế miễn dịch, dùng để ngăn chặn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.
- Thuốc chống dị ứng để giảm ngứa, giảm dị ứng như chlorpheniramin, thuốc kháng histamin…
- Thuốc chống bội nhiễm: dùng trong các trường hợp có bội nhiễm, chủ yếu là một số loại kháng sinh: amoxicilin, cephalosporin…
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng hay quang trị liệu, sử dụng một thiết bị đặc biệt để phát ra tia cực tím sóng A hoặc B (UVA, UVB), chiếu trực tiếp lên da để giúp giảm ngứa và viêm, tăng cường sản xuất vitamin D và diệt khuẩn. Liệu pháp này phải thực hiện dưới sự giám sát y tế chặt chẽ.
Sản phẩm OTC
Over-the-counter (OTC) là những sản phẩm hoặc thuốc bạn có thể mua không cần toa bác sĩ. Chúng bao gồm một số sản phẩm được sử dụng nhằm mục đích làm mềm da; một số khác dùng khi cần giảm các triệu chứng như mẩn đỏ và ngứa; và một số có tác dụng làm sạch da nhẹ nhàng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, cần lưu ý các vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày:
- Hạn chế tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước nóng và các sản phẩm tẩy rửa. Đeo găng tay cao su nếu bắt buộc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa.
- Nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay và nên dùng thường xuyên trong ngày. Tiến sĩ Yosipovitch nói: "Dưỡng ẩm da là vô cùng quan trọng. Nó nên được xem như một thói quen hàng ngày.
- Tránh xa các loại xà phòng, dầu gội, sữa tắm thông thường. Tiến sĩ Yosipovitch nói: "Những sản phẩm này mang lại nguy cơ kích ứng da do có chứa chất hóa học, do đó đều có thể gây ra bùng phát bệnh. Các hóa chất được sử dụng phổ biến và cần phải tránh có thể kể đến là paraben, phthalates, triclosan, lauryl sulfate natri (SLS)…”.
- Chú ý chăm sóc vùng da tổn thương, tránh để nguy cơ nhiễm trùng.
Chăm sóc da bệnh chàm với kem bôi ngoài có nguồn gốc thiên nhiên
Hiện nay, rất nhiều giải pháp từ tự nhiên có thể giúp cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ bùng phát bệnh chàm một cách an toàn và không gây tác dụng phụ. Có thể kể đến là dầu dừa giúp dưỡng ẩm da, giảm viêm, ngứa, sát khuẩn, chống oxy hóa; vỏ núc nác giúp giảm ngứa, giảm dị ứng; tinh dầu hạt neem giúp sát khuẩn, chống viêm… Đây đều là những thành phần có tác dụng rất tốt với các thể bệnh chàm. Hiện nay, các nhà khoa học đã kết hợp những thành phần trên chỉ trong một chế phẩm kem bôi ngoài da, có tên là Eczestop. Eczestop là sản phẩm với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, được thiết kế chuyên biệt dành cho người bệnh chàm. Trong công thức của Eczestop còn có nano bạc giúp kháng khuẩn, chống viêm; chitosan giúp chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da và thành phần chính kẽm salicylate. Kẽm salicylate giúp giảm ngứa, sát khuẩn, làm dịu và bong tróc lớp sừng da, tăng tái tạo biểu mô, phục hồi tổn thương, tăng cường sức khỏe làn da. Kem làm sạch da Eczestop mang lại tác động toàn diện cho bệnh chàm: giảm triệu chứng viêm, ngứa, sát khuẩn, làm sạch da, dưỡng ẩm và tăng cường tái tạo da.
Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm hiệu quả
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Duy Thanh

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

4 bí quyết giúp phòng viêm da dị ứng tái phát


Viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu khá phổ biến. Đặc trưng của bệnh là diễn tiến theo đợt và hay tái phát. Do đó, hiểu về các tác nhân gây bệnh và thực hiện lối sống khoa học sẽ giúp cải thiện bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát. Bài viết sau đây sẽ mách bạn 4 bí quyết giúp phòng viêm da dị ứng tái phát.
4 bí quyết phòng viêm da dị ứng tái phát
1. Tránh các yếu tố kích ứng
- Giữ nhiệt độ quanh nơi ở và nơi làm việc thoáng mát, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Ngủ đủ giấc.
- Chọn quần áo làm bằng chất liệu vải mềm mịn.
- Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng, mang vớ vào bàn tay và bàn chân trước khi đi ngủ để hạn chế gãi, tránh trầy xước và nhiễm trùng da.
- Tránh tiếp xúc với chất tiềm ẩn khả năng gây dị ứng như nấm mốc, bụi, phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá.
- Tránh xà phòng, dầu gội hoặc chất tẩy rửa có chứa màu nhân tạo, hương thơm, hoặc các hóa chất như paraben, sodium lauryl sulfate.... Các sản phẩm cho nhu cầu chăm sóc da, mỹ phẩm… cũng không nên chứa các hóa chất có thể kích ứng da.
Tránh các sản phẩm có hóa chất để phòng viêm da dị ứng tái phát
2. Chú ý chế độ dinh dưỡng
Thời gian đầu mắc bệnh, bạn nên có một quyển sổ để ghi lại tất cả mọi thực phẩm bạn đã ăn mỗi ngày. Điều này giúp bạn theo dõi những thực phẩm cần tránh. Bạn nên áp dụng chế độ ăn uống loại bỏ hầu hết các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như lúa mì, trứng, sữa và các sản phẩm sữa, sôcôla, thực phẩm từ bột tinh chế (bánh mì, mì ống…), đường, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có chứa màu nhân tạo và hương liệu… 
Thay vào đó, nên bổ sung nhiều trái cây tươi và rau xanh, vì chúng cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hóa… giúp chống viêm, chống lão hóa da, rất tốt cho viêm da dị ứng. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của người bệnh cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega-3 và thực phẩm giàu kẽm, vì đây là những thành phần dinh dưỡng rất cần thiết đối với bệnh viêm da dị ứng.
3. Tránh căng thẳng
Căng thẳng là một quá trình tự nhiên khi mà cơ thể chuẩn bị cho những vấn đề sắp xảy ra. Căng thẳng làm cho cơ thể sản xuất ra một loại hormone có tên là cortisol. Cortisol làm ức chế hệ thống miễn dịch, và khi cortisol được cơ thể sử dụng quá mức, sẽ gián tiếp làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Đối với những người không có bệnh viêm da dị ứng, họ có thể không nhận thấy. Nhưng với những người có bệnh viêm da dị ứng, họ nhận thấy rất rõ là khi lo lắng, căng thẳng thì triệu chứng của họ càng thêm trầm trọng. Do đó, người bệnh cần chú ý cân bằng cuộc sống và tránh căng thẳng. Chỉ cần vài phút mỗi ngày cho yoga, thiền… là đủ để giúp giảm mức độ căng thẳng. Ngoài ra, có rất nhiều cách khác như tập thể dục, đi dạo, nghe nhạc, đọc sách… cũng giúp giảm căng thẳng khá tốt. Nếu gặp khó khăn, có thể nói chuyện với chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ về những gì bạn đang trải qua và đưa ra hướng giải quyết.
4. Làm sạch và dưỡng ẩm da thường xuyên
Bạn cần làm sạch da thường xuyên, đặc biệt nếu mới đi ra môi trường bên ngoài để loại bỏ dị nguyên trên da (khói, bụi, phấn hoa, vi khuẩn…). Nên tắm hoặc rửa sạch vùng da bệnh với nước ấm hoặc nước mát.
Sau khi rửa sạch da hoặc sau khi tắm, lúc da còn ẩm, sử dụng những thành phần giúp dưỡng ẩm da. Dưỡng ẩm là rất cần thiết vì da khô có thể làm tăng nguy cơ bùng phát viêm da dị ứng. Hiện nay, có khá nhiều sản phẩm giúp dưỡng ẩm, tuy nhiên với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, kem làm sạch da Eczestop đang được nhiều người lựa chọn vì độ an toàn cao. Đây là kem bôi được thiết kế chuyên biệt cho viêm da dị ứng và các thể bệnh eczema. Eczestop là sự kết hợp của 6 thành phần từ tự nhiên bao gồm kẽm salicylate, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa, nano bạc, chitosan, dầu hạt neem.
Dầu dừa từ lâu đã được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm rất tốt. Chitosan cũng giúp dưỡng ẩm tốt, bên cạnh tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Chiết xuất vỏ núc nác có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng. Nano bạc, tinh dầu hạt neem giúp kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, kẽm salicylate giúp bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm, có tác dụng giảm ngứa, bong vẩy da, chống viêm, tăng tái tạo da. Kem bôi Eczestop có tác dụng toàn diện với viêm da dị ứng, vừa giúp giảm các triệu chứng bệnh, vừa tăng cường sức khỏe làn da, phòng bệnh tái phát.
Eczestop mang lại tác động toàn diện đối với viêm da dị ứng
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về bệnh viêm da dị ứng và bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Lê An

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

5 bí quyết giúp tăng hiệu quả điều trị viêm da dị ứng


Viêm da dị ứng (một thể bệnh chàm) là bệnh lý da liễu mạn tính mà quá trình điều trị hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, người bệnh cần kết hợp những thay đổi về lối sống, dinh dưỡng để giúp cho việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là 5 bí quyết giúp tăng hiệu quả điều trị viêm da dị ứng mà người bệnh có thể áp dụng.
5 bí quyết giúp tăng hiệu quả điều trị viêm da dị ứng
1. Tăng cường chức năng miễn dịch
Qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chức năng miễn dịch suy yếu và mức độ viêm tăng cao trong cơ thể (đôi khi kết hợp với sự mất cân bằng hormone) là gốc rễ của hầu hết các tình trạng da, trong đó có viêm da dị ứng. Do đó, trong điều trị viêm da dị ứng, người bệnh cần tăng cường sức khỏe miễn dịch tổng thể, có thể áp dụng những lời khuyên sau:
- Ngủ đủ giấc, ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Dành ít nhất một khoảng thời gian ngắn tiếp xúc ánh nắng mặt trời mỗi ngày.
- Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, thư giãn, tránh căng thẳng. Có thể kết hợp các môn như yoga, thiền… để cân bằng tâm trí, giảm stress.
- Bổ sung nhiều thực phẩm chống viêm, đăc biệt là các thực phẩm giàu axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa.
2. Giảm những thực phẩm dễ gây viêm và dị ứng
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến việc điều trị cũng như phòng viêm da dị ứng tái phát. Để giúp hạn chế phản ứng viêm, hãy chú ý những thực phẩm trong khẩu phẩn ăn mỗi ngày. Giảm thiểu tối đa những thức ăn sau đây, vì chúng được biết là sẽ làm tăng phản ứng viêm và làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh viêm da dị ứng:
- Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn.
- Thực phẩm nhiều đường và nước ngọt có ga.
- Thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và chất béo không bão hòa (dạng trans).
- Thực phẩm có tính cay, nóng.
- Nếu bạn dễ bị dị ứng, cũng cần hạn chế các thực phẩm như ngũ cốc tinh chế, lúa mì, sữa, hải sản và đậu phộng.
3. Giữ nhiệt độ và độ ẩm không khí ổn định
Bạn có thể nhận thấy viêm da dị ứng dễ bùng phát khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Bạn không thể kiểm soát thời tiết ngoài trời, nhưng nên cố gắng duy trì một nhiệt độ ổn định tại nhà. Có thể sử dụng máy điều hòa không khí những lúc cần thiết. Ngoài ra, không khí lạnh, khô, đặc biệt vào mùa đông có thể làm khô da. Do đó, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm giúp duy trì độ ẩm không khí.
4. Tránh các sản phẩm chứa hóa chất gây kích ứng
Các triệu chứng viêm da dị ứng có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất lên da một cách thường xuyên. Hầu hết các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da đều chứa các hóa chất làm khô da hoặc kích ứng da, vì vậy hãy tìm những sản phẩm an toàn hơn, không có các thành phần hóa chất, đặc biệt là paraben, natri laureth sulfate và lauryl sulfate. Để làm sạch, làm dịu và giữ ẩm da mà không gây kích ứng, hãy chuyển sang các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc tự nhiên, các sản phẩm dịu nhẹ, không xà phòng… Bên cạnh đó, cũng cần chú ý quần áo mới có thể có hóa chất hoặc các chất gây kích ứng khác, từ quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ trong kho. Do đó, bất cứ khi nào bạn mua quần áo mới, hãy giặt trước khi mặc chúng. Bạn cũng nên chọn quần áo có chất liệu vải mềm, tránh các loại vải cứng, thô ráp có thể gây kích ứng da.
Các sản phẩm chứa hóa chất có thể làm nặng thêm viêm da dị ứng
5. Dưỡng ẩm da
Dưỡng ẩm da luôn là mục tiêu hàng đầu trong điều trị viêm da dị ứng. Hiện nay có nhiều dòng sản phẩm giúp dưỡng ẩm, tuy nhiên bạn nên lựa chọn các loại dầu thiên nhiên hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Dầu dừa từ lâu được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm và là phương pháp điều trị ngoài da hiệu quả cho viêm da dị ứng. Dầu dừa chứa các axit béo chuỗi trung bình, bao gồm axit lauric và acid capric, có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống nấm mạnh. Dầu dừa cũng rất giàu chất chống oxy hóa và các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K, giúp chữa lành tổn thương da, góp phần tăng tái tạo và xây dựng làn da khỏe mạnh.
Để tận dụng được lợi ích của dầu dừa, các nhà khoa học đã kết hợp dầu dừa với các thành phần tự nhiên khác, bào chế thành sản phẩm kem làm sạch da Eczestop. Ngoài dầu dừa, Eczestop còn có nhiều thành phần mang lại tác dụng rất tốt đối với viêm da dị ứng và các thể bệnh chàm khác:
-       Kẽm salicylate: là muối của kẽm và acid salicylic. Ion kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vẩy.
-         Nano bạc có tác dụng chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
-         Tinh dầu hạt neem giúp sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
-         Chitosan ức chế sự chết của tế bào, giúp tăng cường tái tạo da.
-         Chiết xuất vỏ núc nác giảm viêm, giảm ngứa, giảm dị ứng.
Kem làm sạch da Eczestop được thiết kế chuyên biệt cho viêm da dị ứng và các thể bệnh chàm, vừa giảm triệu chứng, vừa giúp tăng cường sức khỏe làn da, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
Eczestop – kem bôi chuyên biệt cho viêm da dị ứng
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương đưa ra 5 lời khuyên giúp giảm ngứa, điều trị viêm da dị ứng:
5 lời khuyên của chuyên gia giúp giảm ngứa, điều trị viêm da dị ứng
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về viêm da dị ứng và bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Kim Hòa

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Bệnh eczema có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác?


“Mặc dù được biết đến là bệnh lý da liễu, nhưng bệnh eczema không chỉ ảnh hưởng đến làn da. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ nói chung, cả về thể chất và tinh thần, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe khác”. Đây là khẳng định của Tiến sĩ - bác sĩ da liễu Jonathan Silverberg, giảng viên Trường Y Feinberg, thuộc Đại học Northwestern, Chicago, Hoa Kỳ.
Bệnh eczema làm phát triển nhiều vấn đề sức khỏe khác
Bệnh eczema được đặc trưng bởi các vùng da khô, đỏ kèm theo ngứa dữ dội. Theo bác sĩ Silverberg, eczema có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, sốt cỏ khô, dị ứng thức ăn, cũng như các tình trạng sức khoẻ khác như béo phì và bệnh tim mạch. Mặc dù lý do của sự ảnh hưởng này vẫn chưa được làm rõ, nhưng chúng có thể do các triệu chứng của bệnh eczema ảnh hưởng đến các vấn đề như giấc ngủ, ăn uống và thói quen của bệnh nhân.
“Người mắc bệnh eczema có nguy cơ gia tăng nhiều loại bệnh khác”, Tiến sĩ Silverberg nói. “Bởi vì căn bệnh này làm tổn thương cấu trúc da, làm giảm khả năng bảo vệ của hàng rào da, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể. Bệnh eczema cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm cho các bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng bên trong, bao gồm các bệnh đường hô hấp trên và đường tiết niệu”. Ngoài ra, một nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bệnh eczema làm tăng nguy cơ loãng xương.
Bệnh eczema cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ thần kinh tâm thần của người bệnh, làm phát sinh các vấn đề như lo lắng, trầm cảm… Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ cũng gặp ở hầu hết những người bị bệnh eczema. Tiến sĩ Silverberg nói: “Tình trạng ngứa ngáy của bệnh nhân có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Vì vậy họ thường không thể ngủ được hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm. Việc thiếu ngủ lại có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng eczema, từ đó tạo ra một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng đến bệnh nhân”.
Bệnh eczema có thể làm phát sinh các vấn đề như lo lắng, trầm cảm
Việc kiểm soát bệnh eczema có thể giúp cải thiện một số bệnh liên quan. Tuy nhiên, điều trị bệnh eczema không chỉ tập trung vào cải thiện các triệu chứng trong thời gian ngắn hạn mà còn phải kiểm soát bệnh về lâu dài.
Kiểm soát bệnh eczema với kem bôi từ tự nhiên
Bệnh eczema chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, các rối loạn bên trong cơ thể hoặc các tác nhân từ môi trường. Để cải thiện bệnh trước hết cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích hoạt bệnh như xà phòng, chất tẩy rửa, bụi, lông thú, khói thuốc lá…, trong ăn uống cần tránh thức ăn nhanh, đồ cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng. Để kiểm soát tốt bệnh eczema, mục tiêu điều trị không chỉ tập trung giảm triệu chứng viêm, ngứa, khô da mà còn phải tăng tái tạo da, phục hồi tổn thương, tăng cường sức khỏe cho da để dự phòng tái phát. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã phát triển dòng sản phẩm kem làm sạch da có tên Eczestop đáp ứng được các mục tiêu trên. Eczestop được bào chế hoàn toàn từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên:
-   Kẽm salicylate: làm giảm ngứa, giảm viêm, giúp tăng tái tạo biểu mô, nhanh lành tổn thương.
-       Nano bạc: chống viêm và sát khuẩn.
-       Tinh dầu hạt neem: giúp sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
-       Chiết xuất vỏ núc nác: giảm dị ứng, giảm ngứa.
-       Dầu dừa: dưỡng ẩm, cung cấp các vitamin và chất béo cho da.
-       Chitosan: chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào.
Eczestop mang lại tác động toàn diện cho bệnh eczema, giúp kiểm soát bệnh một cách an toàn với hiệu quả lâu dài và bền vững.
Eczestop giúp kiểm soát tình trạng da bệnh eczema
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Công Huy