Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

5 giải pháp giảm ngứa cho người bệnh viêm da cơ địa


Triệu chứng điển hình ở bệnh viêm da cơ địa là ngứa dai dẳng, gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Ngứa và gãi liên tục tạo ra các vết trầy xước mới và làm tổn thương những vết thương cũ, do đó làm da khó phục hồi được. Dưới đây là 5 giải pháp giảm ngứa cho người bệnh viêm da cơ địa.
5 giải pháp giảm ngứa cho người bệnh viêm da cơ địa
Tắm với bột baking soda
Baking soda làm giảm ngứa do viêm da cơ địa bằng cách thay đổi độ pH của làn da. Do có độ pH kiềm, baking soda làm giảm tính axit và giúp làn da ít bị kích thích hơn.
Thêm nửa chén baking soda vào bồn tắm với nước ấm để tận dụng lợi ích của nó.
Tắm với bột yến mạch
Bột yến mạch có chứa axit amino, vitamin B, vitamin E và chất xơ. Do vậy khi dùng bột yến mạch để tắm sẽ giúp giảm ngứa, diệt khuẩn và tăng cường độ ẩm cần thiết cho da, một tác dụng kì diệu nữa là khả năng làm bong tế bào chết. Đây là một liệu pháp hỗ trợ tốt cho người bị chàm. Sử dụng khoảng 1 chén đầy bột yến mạch chưa nấu chín và đặt chúng trong một túi vải thưa. Đặt túi bột yến mạch trong nước ấm và vắt tinh chất bột yến mạch vào bồn tắm và lên vùng da ngứa. Bột yến mạch cũng là một trong số những phương pháp giúp giảm sẹo do viêm da cơ địa và eczema.
Tắm bột yến mạch có thể giúp giảm ngứa do bệnh viêm da cơ địa
Thay đổi chế độ ăn uống
Giống như với hầu hết các bệnh mạn tính, để khắc phục bệnh viêm da cơ địa một cách tự nhiên, cần phải xem xét cơ thể một cách toàn diện, chú ý đặc biệt đến các cơ quan tiêu hóa và thải độc.
Bắt đầu một chế độ ăn “loại trừ” bằng cách bỏ những thực phẩm thường gây kích hoạt bệnh viêm da cơ địa nhất như gluten/lúa mì, các sản phẩm từ sữa và trứng. Hãy chú ý về những thực phẩm mà bạn nhạy cảm hoặc có thể gây ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch để có kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày. Các loại trái cây, rau xanh luôn là rất tốt. Chúng là một cách tuyệt vời để cung cấp lượng chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp các vitamin, yếu tố vi lượng, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, cải thiện các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa.
Bổ sung glycine
Glycine là một acid amin ức chế dẫn truyền thần kinh. Cảm giác ngứa ở bệnh nhân viêm da cơ địa có thể liên tục, khiến cho hệ thống thần kinh luôn bị kích thích. Đặc biệt là nếu ngứa nhiều vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Glycine có thể giảm ngứa và giúp ngủ tốt hơn. Điều này rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Dùng kem bôi thảo dược giảm ngứa
Hiện nay, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và cho ra đời những dòng sản phẩm giúp giảm triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, người bệnh nên ưu tiên dùng những sản phẩm từ thiên nhiên sẽ an toàn hơn. Điển hình là kem làm sạch da Eczestop, người bệnh có thể tham khảo sử dụng. Eczestop với kẽm salicylate là thành phần chính, kết hợp cùng chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa, nano bạc, chitosan, dầu hạt neem.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, kẽm có thể làm giảm triệu chứng bệnh viêm da cơ địa, giảm ngứa, bong vẩy da, chống viêm, tăng tái tạo biểu mô. Ngoài ra, kẽm ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch. Chiết xuất vỏ núc nác cũng có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng rất tốt. Bên cạnh đó, nano bạc, tinh dầu hạt Neem giúp kháng khuẩn, chống viêm; dầu dừa giúp dưỡng ẩm cho da; chitosan chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Với nhiều thành phần ưu việt, Eczestop hứa hẹn mang lại một tác động toàn diện giúp cải thiện làn da bị bệnh viêm da cơ địa. Những người mắc viêm da cơ địa sẽ cải thiện được tình trạng bệnh khi chăm sóc da đúng cách
Để biết thêm thông tin về bệnh viêm da cơ địa và bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Văn Hiếu

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

7 giải pháp giúp giảm triệu chứng bệnh eczema


Bệnh eczema là một bệnh da liễu mạn tính, đặc trưng bởi các triệu chứng như da khô, đỏ, ngứa, mụn nước…, có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể. Hiện nay, chưa có cách điều trị bệnh triệt để nhưng bạn hoàn toàn có thể làm giảm các triệu chứng và hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh với những phương pháp dưới đây.
7 giải pháp giúp giảm triệu chứng bệnh eczema?
Dưỡng ẩm da
Một trong những cách tốt nhất để giảm các triệu chứng của bệnh eczema là giữ cho làn da đủ độ ẩm cần thiết. Cần lưu ý tìm kiếm các sản phẩm dưỡng ẩm không chứa các hóa chất gây kích ứng da. Các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên là sự lựa chọn tốt. Tốt nhất nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm và bất cứ lúc nào bạn cảm thấy làn da khô hoặc ngứa.
Trước đây rất khó để tìm được sản phẩm dưỡng ẩm nào dành riêng cho bệnh eczema. Nhưng đến nay, qua nhiều nghiên cứu và cải tiến, các nhà khoa học cũng đã tạo ra một sản phẩm như thế dưới dạng kem bôi có tên là Eczestop. Thành phần trong kem bôi Eczestop có dầu dừa giúp dưỡng ẩm rất tốt. Ngoài ra, dầu dừa cung cấp các vitamin và chất béo cần thiết, giúp làm sạch da, sát khuẩn. Một thành phần khác là chitosan - được chiết xuất từ vỏ các loài giáp xác, cũng có tác dụng dưỡng ẩm tốt. Chitosan còn có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Bên cạnh đó, Eczestop còn kết hợp các thành phần khác như: chiết xuất vỏ núc nác giúp giảm dị ứng, giảm ngứa; nano bạc và dầu hạt neem giúp chống viêm, sát khuẩn; kẽm salicylate cung cấp nguyên tố kẽm, giúp tăng tái tạo biểu mô, giảm ngứa, nhanh lành tổn thương. Với Eczestop, bạn đã có thể vừa dưỡng ẩm, tăng cường sức khỏe làn da, vừa giúp giảm các triệu chứng bệnh eczema.
Eczestop giúp giảm triệu chứng bệnh eczema
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Giữ nhiệt độ và độ ẩm không khí ổn định
Bạn có thể nhận thấy bệnh eczema dễ bùng phát khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Bạn không thể kiểm soát thời tiết ngoài trời, nhưng nên cố gắng duy trì một nhiệt độ ổn định tại nhà. Có thể sử dụng máy điều hòa không khí những lúc cần thiết. Ngoài ra, không khí lạnh, khô, đặc biệt vào mùa đông có thể làm khô da. Do đó, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm giúp duy trì độ ẩm không khí.
Tránh các yếu tố nguy cơ
Đối với bệnh eczema, rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm bùng phát bệnh, như các mỹ phẩm, xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa, lông vật nuôi, cỏ, khói, bụi... Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm nhất định cũng có thể là yếu tố nguy cơ. Vì vậy, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống... Hãy theo dõi bản thân bạn bị kích ứng với yếu tố nào để tránh xa chúng.
Giặt quần áo mới trước khi mặc
Quần áo mới có thể có hóa chất, bụi hoặc các chất gây kích ứng khác, từ quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ trong kho. Bất cứ khi nào bạn mua quần áo mới, hãy giặt trước khi mặc chúng. Ngoài ra, bạn nên chọn quần áo có chất liệu vải mềm, tránh các loại vải cứng, thô ráp.
Giữ móng tay ngắn
Triệu chứng đặc trưng của bệnh eczema là ngứa, nhưng gãi có thể làm cho bệnh tồi tệ hơn. Gãi có thể làm tăng kích ứng da, gây viêm, nhiễm trùng da. Giữ móng tay ngắn giúp hạn chế tổn thương gây ra do việc gãi. 
Dùng thuốc
Một số thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc ức chế miễn dịch... có thể dùng trong một số trường hợp để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ và cần cân nhắc giữ lợi ích và nguy cơ.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng cũng là một yếu tố dễ làm cho các triệu chứng bệnh eczema thêm trầm trọng. Chỉ cần vài phút mỗi ngày cho yoga, thiền… là đủ để giúp giảm mức độ căng thẳng. Ngoài ra, có rất nhiều cách khác như tập thể dục, đi dạo, nghe nhạc, đọc sách… cũng giúp giảm căng thẳng khá tốt. Nếu gặp khó khăn, có thể nói chuyện với chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ về những gì bạn đang trải qua và đưa ra hướng giải quyết.
Thư giãn và giảm stress cũng giúp giảm triệu chứng bệnh eczema
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Đinh Lý

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Giấc ngủ có ảnh hưởng gì đối với bệnh eczema?

Giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian cuộc sống của một người bình thường, một con số đủ để thấy tầm quan trọng của nó. Giấc ngủ kích hoạt việc sản xuất hormone tăng trưởng, đó là lý do tại sao trẻ em được khuyến khích ngủ nhiều hơn. Khi chúng ta lớn dần theo tuổi tác, sự quan trọng của giấc ngủ không giảm đi vì nó có tác động đến rất nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Hơn nữa, bạn có biết bệnh eczema cũng có thể được “chữa trị” trong thời gian bạn ngủ?
Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh eczema?
Nếu bạn nói chuyện với bất kỳ chuyên gia chăm sóc sức khỏe nào, họ có thể sẽ cho bạn biết rằng thời gian lý tưởng để cơ thể của bạn phục hồi, chuyển hóa, trao đổi chất… là khi bạn đang chìm trong giấc ngủ sâu. Giấc ngủ sâu cho phép cơ thể bạn có đủ thời gian để nạp lại dưỡng chất, xử lý các rối loạn cơ thể và sửa chữa các vấn đề nội bộ. Đây là lý do tại sao mà khi ốm, bạn cần được một giấc ngủ sâu và nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi ngủ là thời gian lý tưởng nhất cho các cơ quan trong cơ thể như cơ bắp, tế bào, xương, nội tạng, thậm chí cả hệ thống miễn dịch và đường ruột, sửa chữa và phục hồi, nhiều hơn bất kỳ thời gian nào khác trong ngày.

Giấc ngủ ảnh hưởng đến bệnh eczema như thế nào?
Đối với da, nó là cơ quan thải độc lớn nhất của cơ thể, và trong giấc ngủ sâu, làn da của bạn tự đổi mới, phát triển các tế bào da mới thay thế tế bào chết. Hệ thống miễn dịch cũng làm việc và chữa lành tổn thương trên da trong khi ngủ, vấn đề cực kỳ quan trọng để cải thiện bệnh eczema. Tất nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh là cần thiết để cho cơ thể của bạn có các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào da mới, nhưng giấc ngủ là lúc mà các hoạt động này xảy ra. Hãy nghĩ đến những thực phẩm như vật liệu xây dựng, và giấc ngủ như thời gian xây dựng. Bạn có vật liệu cần thiết (các loại thực phẩm lành mạnh), nhưng bạn cũng cần thời gian xây dựng (ngủ) để hoàn thành tiến độ. Bạn không thể mong đợi để xây dựng một ngôi nhà mà không có vật liệu hoặc thời gian!
Khi bạn ở trong trạng thái ngủ sâu, cơ thể phục hồi, thận lọc và làm sạch máu, các bộ phận cơ thể giải độc, tế bào cũ được thay thế bằng các tế bào mới, và vết thương hở (bao gồm do bệnh eczema) cũng được chữa lành trong thời gian này. Bạn có thể mất từ ​​2-4 giờ để đạt đến giai đoạn sâu của giấc ngủ, đó là lý do tại sao bạn thường được khuyến cáo rằng nên ngủ 7-9 giờ một đêm để cung cấp đủ thời gian để vào giấc ngủ sâu. Một điều thú vị đã được chứng minh là thực tế chỉ có 25% thời gian bạn ngủ là giai đoạn ngủ sâu! Tuy nhiên, ngay cả khi bạn ngủ được 7-9 giờ, nếu thường xuyên thức dậy vào giữa đêm, hoặc bị xáo trộn bởi những âm thanh hay ánh sáng, cơ thể của bạn không phải là hoàn toàn được nghỉ ngơi, và bạn sẽ không thể ở giai đoạn lý tưởng của giấc ngủ. Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe và với bệnh eczema là hết sức quan trọng. Do đó bạn cần có kế hoạch thích hợp để cải thiện giấc ngủ.
Chăm sóc làn da bị bệnh eczema
Bên cạnh cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh cũng cần chú ý chế độ sinh hoạt, lưu ý những việc không nên làm khi mắc bệnh eczema. Chăm sóc da thường xuyên, cùng với tắm và dưỡng ẩm cho da là điều cần thiết. Trong trường hợp này, các loại kem giúp làm sạch da và dưỡng ẩm là giải pháp hữu ích. Vì các loại kem bôi có nguồn gốc tổng hợp thường có nhiều hóa chất gây kích ứng da, do đó kem bôi có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm kem làm sạch da Eczestop, được thiết kế chuyên biệt để chăm sóc làn da bị bệnh eczema. Eczestop có thể giúp làm sạch và dưỡng ẩm da rất tốt nhờ các thành phần từ thiên nhiên:
-    Kẽm salicylate: là thành phần chính của Eczestop, một muối của kẽm và acid salicylic. Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, làm giảm ngứa, giúp nhanh lành tổn thương. Ion kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da.
-       Dầu dừa: dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.
-       Chitosan: dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da.
-       Nano bạc: chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
-       Tinh dầu hạt Neem: sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
-       Chiết xuất vỏ núc nác: giảm dị ứng, giảm ngứa.
Eczestop giúp chăm sóc làn da bị bệnh eczema
TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương phân tích những ưu điểm nổi bật của Eczestop trong hỗ trợ điều trị bệnh eczema:
Phân tích của chuyên gia về ưu điểm nổi bật của Eczestop đối với bệnh eczema
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Chỉ cần rửa sạch vùng da bệnh bằng nước ấm, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm, sau đó bôi kem Eczestop 3-4 lần mỗi ngày, bạn đã có một cách chăm sóc da an toàn và hiệu quả.
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Phi Sơn

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

4 cách giảm kích ứng da cho người viêm da cơ địa


Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu thuộc nhóm bệnh chàm. Bệnh gây ra những tổn thương trên da, chưa có cách điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Một trong những cách làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh là tránh gây kích ứng da. Sau đây là 4 giải pháp giảm kích ứng da ở người bệnh viêm da cơ địa.
4 cách giảm kích ứng da ở người bệnh viêm da cơ địa
Không gãi vùng tổn thương
Hành động gãi chỉ khiến kích thích thêm cơn ngứa và kéo dài thời gian của phản ứng cơ địa, thậm chí khiến vùng tổn thương lan rộng, tăng nguy cơ trầy xước, nhiễm trùng da. Vì vậy, không nên chạm hoặc gãi những vùng da bệnh. Bạn nên đeo găng tay khi ngủ và cắt ngắn móng tay. Nói chung, nên làm bất cứ thứ gì để giúp ngăn cảm giác muốn gãi ngứa. Bạn có thể sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết. Các loại thảo mộc giúp giảm ngứa cũng là lựa chọn tốt.
Người bệnh viêm da cơ địa nên hạn chế gãi để tránh gây kích ứng da
Chọn quần áo rộng
Mặc quần áo quá chật có thể cọ xát lên vùng da bệnh và gây kích ứng thêm. Nên mặc quần áo rộng hoặc nếu có thể, nên mặc quần áo không che phủ vùng tổn thương, ví dụ như quần ngắn hoặc áo thun. Độ ẩm và nhiệt độ cũng là những yếu tố có thể gây kích hoạt triệu chứng viêm da cơ địa, do đó bạn nên chọn quần áo nhẹ, làm từ chất liệu vải mềm mịn, thấm hút tốt, nhanh khô.
Tránh tham gia các hoạt động gây kích ứng da
Trong thời kỳ mắc bệnh, bạn nên tránh các hoạt động có sự tiếp xúc với da và đổ nhiều mồ hôi không cần thiết. Nên tránh hầu hết các môn thể thao tương tác nhiều như bóng đá, bóng bầu dục… vì sẽ khó tránh khỏi việc đụng chạm vào những vùng tổn thương và gây kích ứng thêm. Bạn vẫn có thể tham gia các môn thể dục như aerobic, bơi lội, đi bộ. Tuy nhiên, đổ mồ hôi có thể kích ứng vùng da bệnh nên nếu tập thể dục, bạn nên chọn trang phục tập luyện phù hợp, bổ sung đủ nước và có khăn mềm để lau mồ hôi.
Làm sạch và dưỡng ẩm da
Bạn cần làm sạch da thường xuyên, đặc biệt nếu mới đi ra môi trường bên ngoài để loại bỏ dị nguyên trên da (khói, bụi, phấn hoa, vi khuẩn…). Nên tắm hoặc rửa sạch vùng da bệnh với nước ấm hoặc nước mát. Tránh sử dụng xà phòng chứa sodium laurel sulfate vì hóa chất này thường kích thích phản ứng dị ứng. Nên lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ, không mùi hương.
Sau khi rửa sạch da hoặc sau khi tắm, lúc da còn ẩm, sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm da. Sản phẩm giúp dưỡng ẩm và cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa đang được nhiều người lựa chọn hiện nay là kem thảo dược Eczestop. Đây là kem bôi được thiết kế chuyên biệt cho viêm da cơ địa và các thể bệnh chàm. Eczestop là sự kết hợp của 6 thành phần từ thiên nhiên bao gồm kẽm salicylate, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa, nano bạc, chitosan, dầu hạt neem.
Dầu dừa từ lâu đã được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm rất tốt. Chitosan cũng giúp dưỡng ẩm tốt, bên cạnh tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Chiết xuất vỏ núc nác có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng. Nano bạc, tinh dầu hạt neem giúp kháng khuẩn rất mạnh, có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng da thay vì phải điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, kẽm salicylate giúp bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm, có tác dụng giảm ngứa, bong vẩy da, chống viêm, tăng tái tạo da. Kem bôi Eczestop có tác dụng toàn diện với viêm da cơ địa, vừa giúp giảm các triệu chứng bệnh, vừa tăng cường sức khỏe làn da, phòng bệnh tái phát.
Eczestop có tác dụng tốt cho viêm da cơ địa
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về viêm da cơ địa và các thể bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Phúc Hòa

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Người bệnh chàm nên và không nên ăn gì?

Chàm là một bệnh lý ngoài da hay tái đi tái lại nhiều lần khiến cho người mắc bệnh rất khổ sở và luôn mong muốn có một phương pháp điều trị dứt hẳn cho đỡ khó chịu. Một số thực phẩm có thể là yếu tố gây kích ứng làm bùng phát bệnh chàm. Bệnh nhân cần lưu ý tự tìm ra các loại thực phẩm gây dị ứng cho mình và tránh dùng lại sau đó.
Để cho việc điều trị bệnh được hiệu quả, cần phải loại bỏ các dị ứng nguyên. Thức ăn cũng là một dị ứng nguyên có thể gây kích thích khởi phát và tái phát bệnh chàm, do đó có thể kiểm soát bằng cách kiêng các thức ăn đã gây dị ứng. Về chế độ ăn, nên liệt kê danh sách các thực phẩm nên ăn và không nên ăn để tuân thủ chặt chẽ, tránh tái phát.
Bệnh nhân chàm không nên ăn thực phẩm gì?
Một số loại thực phẩm có thể là yếu tố gây kích ứng và làm bùng phát bệnh chàm. Bệnh nhân cần lưu ý để tự tìm ra các loại thực phẩm gây dị ứng cho mình và tránh dùng lại sau đó, bởi danh sách sau đây không hoàn toàn giống nhau với tất cả người bệnh. Thông thường biểu hiện dị ứng xảy ra sau khoảng 2 giờ từ lúc dùng thức ăn, với các biểu hiện là phát ban và ngứa tăng dần, tuy nhiên cũng có trường hợp tình trạng này xảy ra muộn hơn trong vòng 1 ngày.
Một số loại thực phẩm được xếp vào danh sách có nguy cơ gây dị ứng cao mà bệnh nhân chàm nên tránh bao gồm: đậu phộng, các sản phẩm từ lúa mì và sữa, ngô, tôm, cua, sò, ốc, hến, nhộng tằm, hải sản, đậu nành… và các thực phẩm có chất bảo quản. Ngoài ra, tùy theo cơ địa của từng người, có thể có tình trạng dị ứng với một số loại thức ăn riêng biệt, cần chú ý ghi nhớ và sau đó phòng tránh.
Bên cạnh thực phẩm, các loại thức uống cũng cần được chú ý. Người bệnh chàm nên uống nước lọc, trà xanh, nước ép từ rau quả... Những thức uống nên tránh gồm bia, rượu, nước ngọt có ga...
Bệnh nhân chàm nên ăn thực phẩm gì?
Một số loại thực phẩm được xem là có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm giảm nhẹ triệu chứng cũng như ngăn ngừa tái phát bệnh chàm thông qua cơ chế giảm viêm và tăng cường sức khỏe làn da, bao gồm:
– Dầu hạt lanh: đây là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, ngoài ra dầu hạt lanh còn có vai trò ngăn chặn sự hình thành yếu tố gây viêm prostaglandin, từ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng trong bệnh chàm. Bệnh nhân chàm nên dùng 1 muỗng canh dầu hạt lanh mỗi ngày hoặc dùng dạng bột rắc lên thức ăn.
– Dầu anh thảo: chứa hàm lượng cao axit béo omega-6 giúp chữa lành các triệu chứng liên quan đến mụn nước trong bệnh chàm. Dùng với liều lượng 2-4 gam dầu anh thảo buổi tối, dùng cùng với bữa ăn là cần thiết để ngăn ngừa bệnh chàm.
– Dầu cá: chứa hàm lượng cao axit béo omega-3, có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm. Người bệnh nên bổ sung dưới dạng viên nang mỗi ngày.
– Kẽm: ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh chàm. Có thể bổ sung kẽm từ các thực phẩm như hàu, đậu Hà Lan, bột yến mạch, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, gạo nâu, lạc, đậu… Tuy nhiên không nên dùng quá 30mg kẽm mỗi ngày để tránh dư thừa.
Thực phẩm giàu kẽm tốt cho bệnh chàm
Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các loại rau củ quả vào chế độ ăn hàng ngày giúp cung cấp chất xơ, các vitamin, khoáng chất...
Như vậy, bằng sự lựa chọn hợp lý các loại thực phẩm cần tránh hoặc nên bổ sung thêm cho khẩu phần mỗi ngày, bệnh nhân chàm hoàn toàn có khả năng cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa tái phát đối với căn bệnh chàm mạn tính của mình.
Bên cạnh việc thực hiện các lưu ý ở trên người bệnh chàm nên sử dụng các loại kem bôi có nguồn gốc tự nhiên để cải thiện tình trạng bệnh. Hiện nay, nhờ công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra kem bôi Eczestop chuyên biệt cho bệnh nhân bị chàm, chàm, viêm da dị ứng. Đây là kem dùng ngoài có nguồn gốc từ tự nhiên với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên bao gồm: kẽm salicylate, nano bạc, chitosan, tinh dầu hạt neem, chiết xuất vỏ thân núc nác, dầu dừa đã đáp ứng được những mục tiêu điều trị chàm một cách hiệu quả. Trong đó, sự kết hợp giữa kẽm salicylate với nano bạc, chitosan giúp tăng cường sức khỏe của làn da; ion kẽm, nano bạc và tinh dầu hạt neem đều giúp tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da; chiết xuất vỏ núc nác, neem, kẽm giúp giảm dị ứng, giảm ngứa; dầu dừa, chitosan giúp dưỡng ẩm, tăng cường tái tạo da. Vì vậy, kem làm sạch da Eczestop là một công thức chuyên biệt, toàn diện giúp giảm ngứa, giảm dị ứng, giảm viêm sát khuẩn, đồng thời giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da, từ đó giúp hỗ trợ điều trị chàm và dự phòng chàm tái phát một cách hiệu quả.
Eczestop - giải pháp chăm sóc da cho người bệnh chàm
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Đức Lâm