Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

4 thảo mộc tự nhiên có tác dụng tốt với viêm da dị ứng


Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu thường gặp nhất trong các thể bệnh chàm. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, nhưng gen (yếu tố di truyền) và các yếu tố môi trường được cho là có liên quan đến bệnh. Bên cạnh các biện pháp y học hiện đại, nhiều loại thảo mộc tự nhiên cũng được ứng dụng để điều trị bệnh. Dưới đây là 4 loại thảo mộc có tác dụng tốt với bệnh viêm da dị ứng.
4 loại thảo mộc có tác dụng tốt với viêm da dị ứng
Cam thảo (Glycyrrhiza glabra)
Cây cam thảo là loại cây được sử dụng nhiều trong thực phẩm và cũng là dược liệu quý. Nó có chứa một hợp chất được gọi là glycyrrhizin, được chứng minh là có khả năng chống viêm. Năm 2003, một thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện để xem xét tác động của việc dùng cam thảo (dưới dạng gel bôi ngoài da) cho người bị viêm da dị ứng. Sau hai tuần, tình trạng đỏ da, sưng và ngứa ở những người bệnh đã giảm đáng kể. Điều này cho thấy chiết xuất cam thảo hiệu quả trong điều trị viêm da dị ứng.
Oải hương (Lavandula angustifolia)
Oải hương là một trong những thảo mộc được sử dụng nhiều nhất để chăm sóc da. Nó có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm rất tốt. Oải hương được cho là kích thích sự phát triển và tái tạo tế bào da, tăng tốc độ làm lành vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, nó có tác dụng có lợi đối với viêm da dị ứng.
Oải hương có tác dụng tốt với bệnh viêm da dị ứng
Yến mạch (Avena sativa)
Bột yến mạch đã được sử dụng từ lâu để giúp giảm ngứa và giảm kích ứng ở người viêm da dị ứng. Bột yến mạch có chứa hợp chất được gọi là avenanthramides, có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Nhiều nghiên cứu lâm sàng khác nhau đã được thực hiện, và tất cả đều thấy rằng bột yến mạch giúp giảm đáng kể các triệu chứng viêm da dị ứng ở cả người lớn và trẻ em.
Neem (Azardica indica)
Neem hay còn gọi là xoan Ấn Độ là vị thuốc quý được sử dụng từ lâu trong dân gian. Dầu hạt Neem đặc biệt có tác dụng rất tốt cho các vấn đề về da. Dầu hạt Neem có đặc tính chống vi khuẩn, virus, chống nấm, kháng viêm và tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, nó còn chứa các axit béo giúp tạo collagen, thúc đẩy vết thương mau lành và duy trì độ đàn hồi của da. Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy rằng Neem ức chế viêm tương đương cortisone acetate, nhưng không gây tác dụng phụ.
Biết được tác dụng của Neem và để mọi người được sử dụng thảo dược này dễ dàng hơn, các nhà khoa học đã kết hợp dầu hạt Neem cùng nhiều thành phần tự nhiên khác để bào chế thành kem bôi ngoài da tiện dụng có tên Eczestop. Thành phần của Eczestop ngoài dầu hạt Neem còn có: Kẽm salicylate: giúp tăng tái tạo biểu mô, làm giảm ngứa, nhanh lành tổn thương, giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch; Dầu dừa: dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da; Chitosan: dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da; Nano bạc: chống viêm và sát khuẩn mạnh; Chiết xuất vỏ núc nác: giảm ngứa, kháng viêm, giảm dị ứng.
Eczestop có độ an toàn cao, mang lại tác động toàn diện cho viêm da dị ứng và các thể bệnh chàm: vừa giảm triệu chứng, vừa tăng tái tạo, phục hồi tổn thương và tăng cường sức khỏe làn da.
Eczestop có tác động toàn diện với bệnh viêm da dị ứng
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng
Để biết thêm thông tin về viêm da dị ứng và bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Thanh Luân

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

5 thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây khởi phát bệnh chàm


Khi bạn ăn các loại thực phẩm mà cơ thể không dung nạp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra, dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm cả bệnh chàm (eczema). Dưới đây là 5 loại thực phẩm hàng đầu gây khởi phát bệnh chàm.
5 loại thực phẩm hàng đầu gây khởi phát bệnh chàm
Trái cây có tính acid cao
Các loại trái cây có tính kiềm tốt hơn cho người bệnh chàm, vì trái cây có tính acid cao như quả việt quất, cam, quýt… có thể gây kích ứng da và gây khởi phát bệnh chàm. Khi đưa nhiều acid vào cơ thể, các cơ quan sẽ đề kháng lại các acid này bằng phản ứng trung hòa, khiến độ pH của cơ thể giảm xuống. Kết quả của quá trình này là các cơ quan thải độc như gan, thận làm việc quá mức, các chất độc có thể tìm cách đào thải qua làn da, gây ra các vấn đề như mụn trứng cá và bệnh chàm.
Một số loại quả tốt cho bệnh chàm là táo, bơ, chuối, xoài, lê, lựu, dưa hấu…
Gluten
Nhiều người không dung nạp với gluten và gluten cũng là một yếu tố quan trọng khi nói đến bệnh chàm. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Một số nghiên cứu đã thấy rằng có đến 30% bệnh nhân phản ứng với gluten và lúa mì trong khi đang mắc bệnh chàm. Gluten có thể có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm: bia, bánh mì, ngũ cốc, nước sốt, mì ống, nước tương hay thậm chí là một số mỹ phẩm. Hãy luôn đọc kĩ nhãn mác và chú ý đến những thực phẩm có thể chứa gluten vì nó có thể khởi phát bệnh chàm.
Sữa
Sự liên kết giữa dị ứng sữa, đặc biệt là sữa bò, và bệnh chàm đã được khám phá trong nhiều năm. Nghiên cứu cho thấy rằng sữa và các sản phẩm từ sữa là yếu tố hàng đầu làm bùng phát bệnh chàm. Sữa thúc đẩy các phản ứng viêm, ngoài ra nó có tính acid cao do đó tạo ra các phản ứng có tính acid trong cơ thể, từ đó có thể làm trầm trọng thêm bệnh chàm. Các sản phẩm từ sữa bao gồm: bơ, phô mai, sữa chua, kem, váng sữa…
Sữa là thực phẩm dễ gây khởi phát bệnh chàm
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến thường chứa nhiều đường, chất bảo quản, phẩm màu, hương vị nhân tạo và các hóa chất khác, tất cả đều có thể gây ra bệnh chàm và gây tổn hại cho sức khỏe. Việc loại bỏ những thực phẩm này sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể và làn da của bạn.
Trứng
Trứng là một chất gây dị ứng phổ biến có thể gây ra những cơn bùng phát bệnh chàm ở những người nhạy cảm. Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng trứng có thể trực tiếp khởi phát các triệu chứng bệnh. Trứng cũng có tính acid (các sản phẩm từ động vật đều có xu hướng này), đây là một lý do khác để người mắc bệnh chàm nên ăn nhiều rau quả và hạn chế trứng! Trứng có thể có mặt trong nhiều thực phẩm: bánh nướng, mayonnaise, mì…
Chăm sóc làn da bị bệnh chàm
Với làn da nhạy cảm, người bệnh chàm nên chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế những thực phẩm có thể làm bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý chăm sóc và dưỡng ẩm cho da để giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nhằm giúp người bệnh chàm có giải pháp chăm sóc da chuyên biệt, các nhà khoa học đã bào chế thành công kem làm sạch da Eczestop. Eczestop có thể giúp chăm sóc và dưỡng ẩm da rất tốt nhờ các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên:
-   Kẽm salicylate: là thành phần chính của Eczestop, một muối của kẽm và acid salicylic. Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, làm giảm ngứa, giúp nhanh lành tổn thương. Ion kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da.
-       Dầu dừa: dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.
-       Chitosan: dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da.
-       Nano bạc: chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
-       Tinh dầu hạt Neem: sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
-       Chiết xuất vỏ núc nác: giảm dị ứng, giảm ngứa.
Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm hiệu quả
Chỉ cần rửa sạch vùng da bệnh bằng nước ấm, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm, sau đó bôi một lớp kem mỏng Eczestop 3-4 lần mỗi ngày, bạn đã có một cách chăm sóc da an toàn và hiệu quả.
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Nhật Anh

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh eczema?


Để hiểu bệnh eczema phát triển như thế nào và làm sao để có hướng điều trị hiệu quả, người bệnh cần biết và đối phó với các nguyên nhân gây ra bệnh lý về da phổ biến này.
Một số nguyên nhân gây bệnh eczema
Để phát triển khỏe mạnh, mỗi người cần các chất dinh dưỡng bao gồm: protein, vitamin, khoáng chất, các axit béo, axit amin, carbohydrate, nước và các yếu tố khác như không khí, ánh sáng...
Trong khi đó, trong môi trường sống hàng ngày, có rất nhiều yếu tố là các chất gây dị ứng và kích ứng, làm ảnh hưởng sức khỏe người bệnh như:
  • Phấn hoa, bụi, hóa chất, nấm mốc và các vi sinh vật khác.
  • Các kim loại nặng như chì, thủy ngân, nhôm.
  • Các hợp chất tổng hợp, các sản phẩm hóa dầu.
  • Các loại bức xạ độc hại.
Như vậy, khi tìm kiếm những nguyên nhân của bệnh eczema, bạn cần phải tự hỏi mình những câu hỏi như: "Sự thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng cần thiết có thể đã góp phần gây ra bệnh eczema của tôi?"; "Có thể tôi đã mắc bệnh eczema do tích lũy ở mức độ cao các hợp chất gây tổn hại cơ thể?"…
Trên thực tế, nguyên nhân thực sự của bệnh eczema vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng có một số nguyên nhân sau:
Rối loạn chức năng cơ thể
Những rối loạn chức năng một số cơ quan trong cơ thể dẫn đến: rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh, nội tiết … dẫn đến thiếu một số yếu tố bảo vệ da trước các tác nhân nội ngoại sinh , biểu hiện trên da có hiện tượng suy giảm tạm thời tế bào miễn dịch Lympho T, tăng IgE và bạch cầu ái toan . Kết quả là làn da trở nên không khỏe mạnh và phát triển các triệu chứng bệnh eczema: ngứa dị ứng, viêm, phồng rộp, rỉ máu và bong vẩy.
Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh
Tiến sĩ Jason Barker tại Đại học Quốc gia Y khoa tự nhiên Hoa Kỳ, trong bài báo “Skin Health, Eczema, and Preventative Strategies” của ông đã tóm tắt một trong những nguyên nhân gây bệnh eczema bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của đường tiêu hóa: “Nếu đôi mắt và da là những cổng thông tin mà qua đó chúng ta có thể quan sát đánh giá được sức khỏe bên trong của cơ thể, thì đường ruột là cánh cửa mà qua đó phần lớn các bệnh khởi lối đi vào cơ thể”.
Nhiễm trùng
Hệ thống miễn dịch mỗi ngày phải chống lại vi sinh vật có hại (vi khuẩn có hại, nấm men, ký sinh trùng ...) để bảo vệ cơ thể. Vì thế, không phải là quá ngạc nhiên khi một ngày nào đó nó có thể trở nên “cáu kỉnh” và phản ứng quá mức với các kích thích tố của môi trường. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân của bệnh eczema.
Nhiễm trùng từ sự phát triển của Candida albicans thường gặp ở những bệnh nhân bệnh eczema. Candida albicans là một loại nấm men có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Nhiễm nấm Candida là hậu quả của thói quen ăn nhiều thực phẩm chế biến, sử dụng thuốc kháng sinh và các thuốc y tế khác nhau không đúng theo hướng dẫn chỉ định.
Tiếp xúc với độc tố
Ba con đường chủ yếu đưa chất độc vào trong máu là: thông qua hệ thống tiêu hóa (ăn); thông qua hệ thống hô hấp (hít vào); thông qua da (hấp thụ).
Trong lối sống hiện đại, chúng ta tiếp xúc với nhiều loại hóa chất độc hại. Tiếp xúc với các chất độc tạo ra sự quá tải cho thận và gan. Khi điều đó xảy ra, chúng trở nên suy giảm chức năng. Kết quả là, gánh nặng giải độc hàng ngày có thể là trách nhiệm của da vì nó là cơ quan thải độc lớn nhất của cơ thể, do đó dẫn đến vấn đề về da như bệnh eczema.
Căng thẳng (stress)
Trong số những lầm tưởng phổ biến về bệnh eczema, nhiều người cho rằng stress trực tiếp gây ra bệnh. Tuy nhiên, stress thực tế chỉ giản tiếp ảnh hưởng và làm bệnh trầm trọng thêm. Khi một người đang phải đối mặt với sự căng thẳng về tinh thần hoặc tâm lý, cơ thể sản sinh cortisol (một hormone) có ảnh hưởng đến đường ruột bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Hệ thống tiêu hóa trở nên suy yếu. Hầu hết người bị căng thẳng sẽ nói rằng họ cảm thấy đau trong dạ dày. Stress cũng có thể kích thích tuyến thượng thận phải hoạt động nhiều hơn. Một chuỗi phản ứng như thế có thể dẫn đến bùng phát bệnh eczema.
Stress có thể là một nguyên nhân của bệnh eczema
Những yếu tố phá vỡ cấu trúc da
Da có cấu trúc gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì. Mỗi lớp bao gồm nhiều tế bào da, nước và chất béo. Khi làn da khỏe mạnh, các tế bào da được căng phồng nhờ có đủ nước, lượng chất béo giúp tế bào liên kết, đồng thời bịt kín các khoảng không gian, giữ cho nước không thoát ra, tạo thành một hàng rào bảo vệ chống lại các tác nhân gây hại và nhiễm trùng. Khi làn da gặp vấn đề, nó không sản xuất đủ chất béo và sẽ ít có khả năng giữ nước. Những khoảng trống mở ra giữa các tế bào da, vì chúng không còn căng do bị mất nước. Điều này làm cho vi khuẩn hoặc các tác nhân gây kích thích vượt qua hàng rào da một cách dễ dàng và gây bệnh.
Sự thiếu hụt kẽm
Thiếu kẽm là một thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến ở những bệnh nhân bệnh eczema. Bởi vì kẽm được tìm thấy trong mỗi nhóm enzyme trong cơ thể, đóng góp của nó đối với sức khỏe con người rất đa dạng. Kẽm có thể giúp chống các bệnh nhiễm trùng cơ thể, giảm stress, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Giải pháp từ thiên nhiên cho bệnh eczema
Dựa vào những nguyên nhân của bệnh eczema, bạn có thể tìm cách để cải thiện bệnh với những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống của mình. Ngoài ra, việc bổ sung kẽm được xem là có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân eczema. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu tìm ra giải pháp giúp cung cấp kẽm cho làn da bị eczema qua sản phẩm kem bôi từ thiên nhiên mang tên Eczestop. Thành phần chính của Eczestop là kẽm salycilate, một muối của kẽm và acid salicylic – một hoạt chất có tác dụng làm mềm và bong vẩy. Ngoài ra, kem làm sạch da Eczestop còn kết hợp nhiều thành phần khác như nano bạc, chitosan, dầu hạt Neem, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa mang lại tác động toàn diện cho bệnh eczema: vừa giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm, vừa giúp dưỡng ẩm, tăng tái tạo da và tăng cường sức khỏe cho da. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên an toàn, có thể dùng lâu dài, rất thích hợp dùng trong các bệnh mạn tính như eczema, vừa có thể hỗ trợ điều trị, vừa chăm sóc da và phòng ngừa tái phát.

Eczestop - kem bôi ngoài da được thiết kế chuyên biệt cho bệnh eczema
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916.755.060 để được tư vấn.

Gia Bảo

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Viêm da cơ địa là gì và phương pháp điều trị hiện nay ra sao?

Viêm da cơ địa hay còn gọi là viêm da dị ứng, là thể phổ biến nhất trong các thể bệnh chàm. Bệnh đặc trưng bởi các vùng tổn thương trên da màu đỏ, khô, ngứa, thường gặp ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bài viết sau cung cấp một số thông tin cần biết về bệnh lý này.
Những thông tin cần biết về viêm da cơ địa
Dịch tễ học
Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường khởi phát ở độ tuổi sơ sinh. Nó đặc trưng bởi những tổn thương trên da người bệnh. Ước tính có khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh tại một số thời điểm trong cuộc sống. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 17,8 triệu người mắc bệnh lý này. Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh chiếm từ 5 - 10%.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguồn gốc của viêm da cơ địa là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh lý này:
- Di truyền: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một mối quan hệ mật thiết giữa bệnh hen suyễn, viêm da cơ địa và sốt cỏ khô. Nếu cha mẹ đã từng mắc bất kỳ bệnh nào trong số 3 bệnh trên thì sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc viêm da cơ địa ở con cái.
 - Tuổi của mẹ: khi mẹ càng lớn tuổi tại thời điểm sinh con, nguy cơ phát triển viêm da cơ địa khi bé sinh ra sẽ càng gia tăng.
- Thời tiết: yếu tố nhiệt độ và môi trường bị ô nhiễm ở khu vực sinh sống cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể gây khởi phát bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn, chẳng hạn như tiếp xúc với hóa chất, dị ứng thức ăn, bụi, hút thuốc, căng thẳng, mất ngủ...
Triệu chứng viêm da cơ địa
Trong đa số trường hợp, viêm da cơ địa xuất hiện trong những tháng tuổi đầu tiên. Trẻ có thể phát triển các vùng tổn thương màu đỏ, khô, nứt nẻ trên bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp ở mặt, vùng mặc tã, bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc cẳng chân. Thông thường, bệnh biến mất vào 3 hoặc 4 tuổi, mặc dù có thể tái phát lại ở bất kỳ độ tuổi nào về sau. Bệnh nhân có thể ngứa rất dữ dội và kéo dài. Bên cạnh đó, tùy theo tiến tiển bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như: mụn nước, chảy dịch, đóng vảy, liken hóa.
Vì lý do không rõ, những người mắc viêm da cơ địa kéo dài từ bé đôi khi sẽ phát triển bệnh đục thủy tinh vào khoảng 20 đến 30 tuổi.
Những triệu chứng đặc trưng của viêm da cơ địa
Phương pháp điều trị
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để viêm da cơ địa. Mục tiêu điều trị nhằm giảm bớt các đợt bùng phát, giảm triệu chứng bệnh, tăng cường sức khỏe làn da và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị viêm da cơ địa có thể kéo dài nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm.
Việc điều trị gần như luôn luôn đòi hỏi:
- Giảm tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt bệnh (nếu có thể).
- Thường xuyên chăm sóc, dưỡng ẩm da.
Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc khác nhau:
- Dùng kem bôi steroid tại chỗ.
- Bôi thuốc ức chế calcineurin, như pimecrolimus hoặc tacrolimus.
- Thuốc mỡ crisabarole.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc kháng histamin.
- Liệu pháp ánh sáng.
- Corticosteroid đường uống.
- Bệnh nặng có thể được điều trị bằng chất ức chế miễn dịch: methotrexate, ciclosporin, azathioprine.
Sử dụng thuốc tây y trong điều trị viêm da cơ địa có thể giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng dễ gây phụ thuộc thuốc, nhiều tác dụng phụ và dễ tái phát bệnh. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm da cơ địa, thì việc dùng thuốc tây liên tục trong điều trị bệnh có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trên cơ sở, các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Sản phẩm từ thiên nhiên đầu tiên trên thị trường có tác động toàn diện cho viêm da cơ địa và các thể bệnh chàm là kem dược liệu Eczestop. Eczestop là sự kết hợp độc đáo của 6 thành phần từ thiên nhiên bao gồm kẽm salicylate, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa, nano bạc, chitosan, dầu hạt neem.
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt, chứa nhiều acid béo cần thiết cho da. Chitosan cũng giúp dưỡng ẩm tốt, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Chiết xuất vỏ núc nác có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng. Nano bạc, tinh dầu hạt neem giúp kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, kẽm salicylate giúp bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm, có tác dụng giảm ngứa, bong vẩy da, chống viêm, tăng tái tạo da. Với các thành phần hoàn toàn thiên nhiên, kem bôi Eczestop an toàn và rất cần thiết với những người bệnh viêm da cơ địa cũng như các thể bệnh chàm.
Eczestop có tác dụng tốt cho viêm da cơ địa
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Ngoài ra, người bệnh nên thiết lập lối sống khoa học giúp cải thiện bệnh:
- Tránh tình trạng căng thẳng, vì đây là yếu tố có thể làm bùng phát bệnh.
- Tránh gãi và chà xát vùng tổn thương, hạn chế tiếp xúc với các chất có thể gây kích ứng da. Lựa chọn quần áo mềm, thoáng khí, tránh những chất gây ngứa như len, vải sợi thô ráp.
- Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu kẽm.
Để biết thêm thông tin về viêm da cơ địa và các thể bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Ngọc Quý

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Giảm ngứa do viêm da cơ địa với 4 loại thảo mộc tự nhiên


Viêm da cơ địa là một thể của bệnh eczema thường kèm theo triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, nếu gãi sẽ làm kích ứng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm bệnh thêm trầm trọng. Do đó, người bệnh cần tìm giải pháp giúp giảm ngứa và các loại thảo mộc là sự lựa chọn tốt.
4 thảo mộc giúp giảm ngứa cho người viêm da cơ địa
Húng quế
Giống như cây đinh hương, húng quế có hàm lượng eugenol cao, có khả năng giảm viêm, giảm ngứa khi dùng tại chỗ. Dùng khoảng 15g lá húng quế khô ngâm với 1 ly nước sôi. Đậy lại để tránh eugenol bay hơi. Chờ cho nước nguội sau đó ngâm một miếng vải sạch vào, vắt nhẹ và áp lên vùng da bị ngứa. 
Bạc hà
Nếu không có húng quế, bạn có thể thử bạc hà để thay thế. Y học dân gian Trung Quốc xem bạc hà là một thảo mộc rất tốt trong điều trị và giảm triệu chứng viêm da cơ địa cũng như các tình trạng ngứa da, tổ đỉa, phát ban. Bạc hà có chứa một lượng đáng kể menthol, có tính gây tê và giảm ngứa, chống viêm. Ngoài ra, bạc hà cũng chứa một lượng lớn acid rosmarinic có đặc tính chống viêm và dễ dàng hấp thụ vào da. Cho khoảng 15g lá bạc hà khô ngâm trong nửa lít nước sôi. Đậy lại và để nguội. Sau đó lắc nhẹ và nhúng một miếng vải sạch vào, vắt và đặt lên vùng da bệnh khi cảm thấy ngứa.
Bạc hà có tác dụng giảm ngứa do viêm da cơ địa
Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương cũng là một thảo mộc có thể giúp giảm ngứa rất tốt cho người viêm da cơ địa. Loại cỏ thơm này có chứa một lượng lớn thymol, một hoạt chất dễ bay hơi có tác dụng làm tê và giảm ngứa, giảm viêm cho người viêm da cơ địa. Tương tự như bạc hà và húng quế, cho khoảng 15g cỏ xạ hương khô trong nửa lít nước sôi, đậy lại và để nguội. Lắc nhẹ dung dịch rồi dùng một miếng vải sạch ngâm vào, vắt nhẹ và đặt lên vùng da bị ngứa. Trong y học dân gian Trung Quốc, có thể dùng rễ bồ công anh ngâm vào cùng.
Cây núc nác
Cây núc nác còn có tên gọi khác là hoàng bá nam. Vỏ cây núc nác thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh eczema, viêm da cơ địa. Nó có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng chống viêm, giảm ngứa, chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Hiện nay, không cần phải tìm kiếm vỏ núc nác rồi ngâm hay tìm cách bào chế, bạn vẫn có thể tận dụng lợi ích của nó một cách đơn giản. Bởi vì chiết xuất từ thảo dược này đã được đưa vào sản phẩm kem bôi ngoài da tiện dụng có tên Eczestop. Thành phần của Eczestop ngoài chiết xuất vỏ núc nác còn có:
- Kẽm salicylate: giúp tăng tái tạo biểu mô, làm giảm ngứa, giúp nhanh lành tổn thương. Ion kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả.
- Dầu dừa: dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.
- Chitosan: dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da.
- Nano bạc: chống viêm và sát khuẩn mạnh.
- Tinh dầu hạt Neem: sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
Eczestop được thiết kế chuyên biệt và mang lại tác động toàn diện để cải thiện viêm da cơ địa cũng như các thể bệnh eczema. TS. BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương phân tích những ưu điểm nổi bật của Eczestop trong hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa cũng như các thể bệnh eczema:
Phân tích của chuyên gia về những ưu điểm nổi bật của Eczestop đối với viêm da cơ địa và bệnh eczema
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về viêm da cơ địa và bệnh eczema, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Huy Nam