Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Những tác nhân nào gây kích ứng da trong bệnh chàm?


Bệnh chàm là bệnh lý mạn tính có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Hiện nay, có nhiều yếu tố tác động gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, đặc biệt là việc tiếp xúc với các chất gây kích ứng trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy những tác nhân nào gây kích ứng da trong bệnh chàm cần tránh?
Những tác nhân nào gây kích ứng da trong bệnh chàm?
Bệnh chàm làm hỏng “hàng rào bảo vệ” tự nhiên của da, làm cho nó nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài. Những tác nhân này được gọi chung là chất gây kích ứng da. Chất gây kích ứng da có thể làm da đỏ, ngứa, làm tăng nặng bệnh chàm. Các chất này có thể khác nhau đối với từng cá nhân bị bệnh chàm, tùy theo cơ địa từng người có thể phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, một số tác nhân gây kích ứng thông thường bao gồm:
- Quần áo len hoặc sợi nhân tạo, sợi tổng hợp, như sợi cao su, acrylic, nylon, polyester, spandex hoặc modacrylic.
- Xà phòng hoặc sữa tắm nhiều bọt, đặc biệt là những sản phẩm có hóa chất làm thay đổi độ pH tự nhiên của da.
- Một số chất giặt tẩy, chất khử trùng, chất tẩy rửa bề mặt hay mỹ phẩm.
- Nước hoa, dầu khoáng.
- Bụi bặm, đất cát.
- Khói thuốc lá.
Một số chất tẩy rửa có thể gây kích ứng da với người bệnh chàm
Các tác nhân kích ứng da này có thể liên quan đến cả bệnh chàm và viêm da tiếp xúc, chúng ta cần phân biệt giữa 2 tình trạng da này. Viêm da tiếp xúc là một dạng bệnh chàm khác xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng, chẳng hạn như hóa chất, kim loại, độc tố từ thực vật… Da tiếp xúc với chất kích thích sẽ trở nên đỏ, ngứa, và có thể gây phồng rộp. Trong khi đó, bệnh chàm thường liên quan đến nhiều yếu tố hơn như yếu tố di truyền, khô da, sự phá vỡ cấu trúc da, dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, cả viêm da tiếp xúc và bệnh chàm đều chịu ảnh hưởng từ các chất gây kích ứng da và tránh chúng là điều quan trọng trong quá trình điều trị.
Để xác định và tránh các chất gây kích ứng này, có thể cần một số thử nghiệm, chẳng hạn như thay đổi loại xà phòng, sữa tắm hoặc chất giặt tẩy… để xác định mức độ dị ứng của bản thân đối với các sản phẩm này.
Một số lời khuyên chung để tránh những chất kích ứng da và ngăn bùng phát bệnh chàm:
- Mặc quần áo bằng các loại vải sợi tự nhiên, bông hoặc tơ tằm
- Tránh nước hoa và mỹ phẩm có hóa chất, có cồn.
- Mang găng tay khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa hoặc cần tiếp xúc lâu với nước, rửa thức ăn tươi sống…
- Chọn các sản phẩm tắm không xà phòng hoặc tránh xà phòng có natri lauryl sunfat, có thể gây kích ứng da.
- Sau khi tắm, nhẹ nhàng vỗ nhẹ da bằng khăn mềm và dưỡng ẩm ngay sau đó để giữ ẩm trong da.
Kem làm sạch da Eczestop - giải pháp toàn diện cho bệnh chàm
Tránh các tác nhân gây kích ứng da là việc làm cần thiết để cải thiện bệnh chàm. Bên cạnh đó, bạn cần có thêm giải pháp nhằm bảo vệ da khỏi các tác nhân này, đồng thời giảm triệu chứng và dưỡng ẩm, tái tạo da. Trên cơ sở đó, sản phẩm kem bôi ngoài da Eczestop ra đời. Đây là sản phẩm từ tự nhiên đầu tiên trên thị trường có tác động toàn diện đối với bệnh chàm, nhờ các thành phần như: Kẽm salicylate: giúp tăng tái tạo biểu mô, làm giảm ngứa, nhanh lành tổn thương, giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch; Dầu dừa: dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da; Chitosan: dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da; Nano bạc: chống viêm và sát khuẩn mạnh; Chiết xuất vỏ núc nác: giảm ngứa, kháng viêm, giảm dị ứng; Dầu hạt Neem: có đặc tính chống vi khuẩn, virus, chống nấm, kháng viêm và thúc đẩy vết thương mau lành, duy trì độ đàn hồi của da.
Eczestop có tác động toàn diện với bệnh bệnh chàm
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Eczestop đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng năm 2017.
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.

Bảo Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét