Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

5 CÁCH xoa dịu làn da khi bị bệnh chàm bằng thảo dược

Thời xưa, khi chưa có bất cứ một loại thuốc kháng sinh nào, người ta vẫn có thể điều trị những căn bệnh ngoài da thường gặp như bệnh chàm chỉ bằng thảo dược quanh nhà!

Trong dân gian, có khá nhiều các bài thuốc chữa bệnh chàm từ thảo dược. Điểm chung của những bài thuốc và cách chữa này là an toàn, dễ áp dụng và các nguyên liệu cũng vô cùng dễ kiếm.

1. Bài thuốc chữa bệnh chàm từ cây ngải dại

Ngải dại là loại cây mọc hoang thường thấy ở vườn nhà, bờ tường,… Cây ngải dại có tác dụng làm lành vết thương rất tốt, nó được dùng để điều trị hiệu quả các bệnh nấm ngoài da và viêm da cơ địa nếu kiên trì áp dụng trong một thời gian. Trên thực tế, có rất nhiều người phản hồi đã chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa bằng loại cây này.
Bài thuốc từ cây ngải dại hỗ trợ điều trị bệnh chàm

Chuẩn bị: 1 vài cây ngải dại tươi và rửa sạch
Cách thực hiện: Đem ngải dại đun sôi với nước khoảng 15 phút, nên cho thêm 1 chút muối để tăng tính sát trùng. Sau đó, để nguội và ngâm tay, chân hoặc vùng da bị chàm khoảng 30 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần, ngâm càng nhiều bệnh càng nhanh khỏi, kiên trì áp dụng trong vòng 1 tháng để thấy được hiệu quả.

2. Bài thuốc chữa bệnh chàm từ lá khế

Lá khế quen thuộc ở nhiều vùng miền trên đất nước ta. Tắm nước lá khế giúp cải thiện các tổn thương trên da và giảm ngứa, khiến bệnh nhân dễ chịu hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

Chuẩn bị: Lá khế tươi (khoảng 5 – 7 cành lá); nồi đun nước.
Cách sử dụng:
Lá khế rửa sạch, cho vào nồi đun sôi trong 20 phút với lượng nước vừa ngập mặt lá. Khi nước sôi, bạn để cho nguội bớt, vớt lá khế ra. Dùng nước này ngâm rửa tay chân hoặc pha nước tắm nếu bệnh lan rộng toàn thân.

3. Bài thuốc chữa bệnh chàm từ cây lược vàng

Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ cây lược vàng như cây lan vòi, địa lan vòi. Cây lược vàng giúp kháng khuẩn, chống viêm cũng như tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa oxy hóa. Dân gian dùng cây lược vàng để giúp cho vết thương mau lành hơn, giảm các triệu chứng của bệnh chàm. Có 2 cách sử dụng cây lược vàng chữa bệnh chàm là nấu nước uống và làm thuốc đắp.

Nấu nước uống:
Chuẩn bị khoảng 10 lá lược vàng. Rửa sạch, giã dập, vắt lấy nước uống rồi chia làm 3 lần dùng vào sáng, trưa, chiều sau bữa ăn 30 phút. Mỗi lần uống khoảng 1/3 chén ăn cơm.

Làm thuốc đắp:
Chuẩn bị khoảng 6 lá lược vàng. Rửa sạch, giã rồi đắp bã cây lược vàng vào vùng da bị viêm. Sau khoảng 15 – 20 phút có thể rửa lại với nước.


Cây lược vàng có tác dụng làm dịu làn da khi bị chàm

Áp dụng cách này sau khoảng 2 tháng sẽ làm dịu da, bớt mẩn đỏ, ngứa ngáy, giúp người bệnh dễ chịu hơn trong sinh hoạt và cuộc sống.

4. Bài thuốc chữa bệnh chàm từ hành hoa

Hành hoa khá dễ trồng và cũng dễ mua. Hành hoa giúp kháng khuẩn, làm sạch bề mặt da. Khi sử dụng sẽ giúp bệnh nhân chàm giảm đi các cơn ngứa.

Chuẩn bị: 100 – 200 g hành hoa; một ít muối tinh; nước lọc.
Cách thực hiện
- Đầu tiên bạn cắt bỏ rễ hành, làm sạch phần ngọn và các phần bị sâu, héo.
- Tiếp theo, hãy rửa sạch hành hoa, để ráo bớt nước rồi cắt thành từng đoạn dài bằng đốt ngón tay.
- Cho hành vào nồi cùng với một ít muối và đun sôi. Khi nước đã sôi, bạn để thêm 1 – 2 phút nữa rồi tắt bếp.
- Lúc này phần nước đã có thể sử dụng được. Bạn đợi cho nước bớt nóng thì chắt ra dùng để ngâm, rửa các vùng da bị viêm như tay chân. Bạn cũng có thể pha với nước tắm nếu bị bệnh chàm trên diện rộng.
Bài thuốc chữa bệnh chàm với hành hoa nên dùng mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Sau khi dùng, da bạn sẽ sạch hơn, giảm ngứa và giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Sau khoảng 1 – 2 tháng, bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm đi rõ rệt.

5. Bài thuốc chữa bệnh chàm bằng lá ổi

Nhờ tính chất kháng viêm, diệt khuẩn nên lá ổi có thể làm sạch vùng viêm nhiễm do bệnh chàm gây ra, giúp hồi phục vết thương nhanh hơn. Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi thực hiện như sau: Bạn hái lá ổi, đem rửa sạch, đun sôi với nước khoảng 5 – 7 phút rồi đổ ra chậu nhỏ. Chờ nước nguội bớt thì dùng để ngâm vùng da bị chàm. Trong khi ngâm, bạn có thể lấy bã lá ổi chà xát nhẹ nhàng lên da. Ngâm trong khoảng 15 phút rồi lau khô bằng khăn mềm và bôi thuốc điều trị. Nên thường xuyên thực hiện theo cách này trung bình ngày một lần, tốt hơn là vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để cho kết quả tốt nhất.

Xoa dịu làn da bệnh chàm bằng sản phẩm nguồn gốc thảo dược

Bạn vừa tìm hiểu các bài thuốc chữa bệnh chàm từ dân gian được nhiều bệnh nhân chia sẻ. Mặc dù rất khó để chữa được dứt điểm bệnh chàm, nhưng đây cũng là giải pháp giúp mọi người giảm được các triệu chứng ngoài da, phần nào cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt và cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ thời gian và kiên nhẫn để áp dụng những phương pháp này. Giải pháp mới được các nhà khoa học nghiên cứu thành công chính là kem bôi thảo dược Eczestop với nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Đây thực sự là một thông tin hữu ích đối với những người đang sống chung với căn bệnh khó chịu này.


Kem bôi thảo dược Eczestop giúp giữ ẩm da cho người mắc bệnh chàm

Thành phần của Eczestop bao gồm: Kẽm salicylate giúp giảm ngứa tốt, đồng thời giúp tăng tái tạo biểu mô, nhanh lành tổn thương, giảm viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch; dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm da, bổ sung vitamin và acid béo; chiết xuất vỏ cây núc nác có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, chống dị ứng rất tốt; chitosan giúp chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da; nano bạc và dầu hạt neem giúp chống viêm và kháng khuẩn.

Nhiều người bệnh tin dùng kem bôi thảo dược Eczestop đã thành công trong việc kiểm soát bệnh eczema ngay tại nhà. Chia sẻ hết sức chân thật của chị Nhung ở Lai Châu sẽ giúp bệnh nhân có hướng nhìn khác về căn bệnh này cũng như phương pháp điều trị không hề khó, không hại cơ thể. Xem TẠI ĐÂY.

Dưới đây là video BSCKII Ngô Xuân Nguyệt- Trưởng Khoa Da liễu, bệnh viện Bạch Mai phân tích thành phần của sản phẩm Eczestop trong điều trị bệnh viêm da cơ địa:


Vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm sẽ tùy thuộc vào độ trầy xước. Bạn tuyệt đối không gãi và chà xát da để tránh kích ứng, tăng viêm, làm ngứa nặng hơn. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm với thành phần chính từ kẽm salicylate như kem bôi Eczestop để tăng cường giữ ẩm cho da là lời khuyên các bác sĩ chuyên khoa dành cho bệnh nhân eczema.
Hải Vân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét