Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Viêm da tiếp xúc do côn trùng biểu hiện ra sao?

Có nhiều loại côn trùng gây viêm da tiếp xúc, mỗi loại lại làm người bệnh xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm, bạn nhé!.

Biểu hiện viêm da tiếp xúc do côn trùng

Có rất nhiều loại côn trùng khác nhau hoặc "côn trùng giống như bọ" có thể gây ra phản ứng dị ứng, bao gồm:

Bướm đêm và kiến ba khoang

Khi bị bướm đêm hoặc kiến ba khoang đốt, thương tổn ban đầu là những vết mẩn đỏ, sau đó phù nề trên da. Người bệnh cảm thấy rát, đau, ngứa, vô cùng khó chịu. Trên bề mặt khu vực viêm da có màu trắng xám, lõm ở giữa, mụn nước, lở loét. Khi bị bội nhiễm thì có mủ trắng. Một số trường hợp có thương tổn ở mắt, làm cho mắt bị viêm đỏ, phù nề, nhức nhối. Biểu hiện lâm sàng của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và bướm đêm là gần giống nhau nhưng thông thường, các trường hợp bị kiến ba khoang đốt thường nặng hơn.



Kiến ba khoang là một trong những tác nhân gây viêm da tiếp xúc

Ong và kiến lửa

Ong và kiến ​​lửa là côn trùng gây dị ứng phổ biến, chúng sẽ tiêm chất độc hại gọi là nọc độc khi đốt. Hầu hết những người bị côn trùng cắn sẽ khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nọc độc này có thể gây ra phản ứng dị ứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bọ và các loại côn trùng khác

Muỗi, rệp, bọ cánh cứng, bọ chét… là những côn trùng cắn thông dụng gây viêm da tiếp xúc. Hầu hết người bị cắn bởi những loại này đều có biểu hiện đau, đỏ, ngứa và sưng tấy ở khu vực xung quanh vết cắn. Đặc biệt, một số côn trùng tuy không cắn nhưng cũng có thể gây phản ứng dị ứng với cơ thể. Ví dụ: con mọt bụi quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường nhưng cũng khiến bạn bị hắt hơi, ho,sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa mũi, mắt, miệng hoặc cổ họng. Những triệu chứng này có thể bị lẫn lộn với cảm lạnh thông thường, nhưng kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Ngoài ra, mọi người còn có thể xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng với côn trùng như tình trạng trạng sốc phản vệ. Lúc này, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Một số triệu chứng viêm da tiếp xúc bao gồm:

- Phát ban da, ngứa hoặc phát ban
- Sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Chóng mặt và ngất xỉu
- Đau dạ dày, nôn mửa, đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Giải pháp phòng và điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng an toàn, hiệu quả

Viêm da tiếp xúc do côn trùng thường bùng phát nhanh sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ vài giờ đến 1 hoặc 2 ngày. Với những biểu hiện trên, nhiều bệnh nhân dễ nhầm với bệnh zona và tự đi mua thuốc điều trị về bôi nhưng không khỏi, sau đó mới đến khám ở cơ sở da liễu. Một điều nữa cần lưu ý là, nếu bạn sử dụng các sản phẩm có nhiều hóa chất thì còn khiến da bị kích ứng mạnh hơn. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên vì tính an toàn, không để lại tác dụng phụ. Đi đầu trong dòng sản phẩm này là kem bôi thảo dược Eczestop.


Kem bôi thảo dược an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm da tiếp xúc

Thành phần của Eczestop là công thức toàn diện với bệnh viêm da tiếp xúc, bao gồm: Kẽm salicylate giúp giảm ngứa tốt, đồng thời giúp tăng tái tạo biểu mô, nhanh lành tổn thương, giảm viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch; dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm da, bổ sung vitamin và acid béo; chiết xuất vỏ cây núc nác có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, chống dị ứng rất tốt; chitosan giúp chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da; nano bạc và dầu hạt neem giúp chống viêm và kháng khuẩn.

Gặp gỡ chị H. (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), chúng tôi cảm nhận được niềm vui ngập tràn trên gương mặt của chị khi làn da bị viêm da cơ địa đã cải thiện đến 80%. Chị chia sẻ: “Cách đây khoảng 2 năm, tôi bắt đầu xin vào công ty cao su làm việc. Sau khi làm được 2 tháng thì da tay, da chân của tôi tự nhiên bị tấy đỏ, nổi nhiều mụn nước lan rộng khắp cả bàn tay và bàn chân, tối về thì tôi bị ngứa ngáy khó chịu, đôi lúc không gãi thì không chịu được. Tôi lo lắng vô cùng, tức tốc đi khám ngay ở bệnh viện tỉnh thì được chẩn đoán tôi bị mắc chứng viêm da tiếp xúc. Kể từ đó đến nay tôi đã luôn cố gắng tìm giải pháp chữa trị căn bệnh này. Tôi nghe người ta nói nên kiêng ăn các loại thực phẩm như mực, cua, sò, ốc, cá ngừ,… là từ đó tôi không dám đụng tới nữa. Giặt đồ hay rửa chén là tôi mang bao tay ngay. Rồi tôi áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau… nhưng bệnh thì chỉ giảm đi một thời gian. Do tính chất công việc phải tiếp xúc mủ cao su và các hóa chất khác thì tôi lại bị bùng phát bệnh trở lại. Nhiều loại kem bôi tôi cũng đã sử dụng cho các vùng da bị tổn thương, nhưng bệnh vẫn tiến triển, không thuyên giảm được bao nhiêu cả”.

Nhưng với sự quyết tâm của mình, chị vẫn tiếp tục kiên trì tìm kiếm và hy vọng một loại thuốc nào đó có thể cải thiện bệnh cho mình. Thật tình cờ, trong một lần đọc tin tức trên internet và chị tìm thấy Eczestop. Sau 2 tháng sử dụng, kết quả đạt được khá bất ngờ, chị H. chia sẻ: “Tôi không còn bị ngứa như trước nữa, làn da của tôi mịn màng hơn hẳn. Trước đây, khi đi làm về da tôi luôn bị đỏ tấy lên nhưng nay không còn nữa, quan sát kỹ lắm mới thấy vùng da chân của tôi có vảy da hơi bong lên thôi. Thật sự tôi rất vui mừng, không ngờ làn da tôi có thể được như vậy, tất cả là nhờ sản phẩm Eczestop hết đó!”. Không những thế, chị còn chia sẻ cho những người cũng bị viêm da tiếp xúc giống chị. Hầu như ai sử dụng cũng cảm ơn chị rất nhiều.

Lắng nghe phân tích của TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương về những ưu điểm nổi bật của Eczestop trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm da tiếp xúc trong video dưới đây:


Hãy giữ cho không gian sống nhà bạn luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh mọi điều kiện thuận lợi có thể khiến bệnh viêm da tiếp xúc bùng phát. Và bạn hãy nhớ, sử dụng kem bôi thảo dược Eczestop là điều nên làm nhằm giúp khắc phục những thương tổn do bệnh gây ra.
Anh Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét