Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Ánh nắng mặt trời lợi hay hại đối với bệnh chàm?


Người bệnh chàm là đối tượng có làn da nhạy cảm và dễ tổn thương. Do đó, có nhiều ý kiến là người bệnh nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vậy điều này có đúng không và ánh nắng mặt trời lợi hay hại đối với bệnh chàm?
Ánh nắng mặt trời lợi hay hại đối với bệnh chàm?
Một nghiên cứu được thực hiện tại Úc trên 7.600 trẻ em cho thấy những đứa trẻ ở khu vực phía bắc của nước này ít có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm và bệnh chàm hơn so với những đứa trẻ sống ở khu vực phía nam. Nguyên nhân là do khu vực phía bắc nước Úc người dân có sự tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời.
Trên thực tế, lâu nay các nhà khoa học cũng đã biết rằng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách đúng đắn rất hữu ích cho việc điều trị bệnh chàm. Điều này còn được ứng dụng thành một phương pháp khá phổ biến dùng điều trị những trường hợp bệnh chàm nặng, gọi là liệu pháp ánh sáng.
Hiện nay, chưa có lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao ánh nắng giúp ích cho bệnh chàm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng vitamin D được tạo ra trong quá trình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể là câu trả lời. Vitamin D có thể làm tăng sản xuất chất cathelicidin trong da của người bị bệnh chàm. Cathelicidin là một protein trong da, giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng da do virus, vi khuẩn hay nấm. Những người mắc bệnh chàm thường có rất ít protein cathelicidin trong da. Điều này dễ dẫn đến sự nhiễm trùng da và làm bệnh thêm trầm trọng.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng cách có thể giúp ích cho bệnh chàm
Tuy nhiên, những người bị bệnh chàm (bao gồm các thể như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc... có làn da nhạy cảm, dễ bị cháy nắng, đặc biệt là khi họ đang sử dụng các loại kem steroid tại chỗ. Vì vậy, cần phải rất thận trọng. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, người bệnh chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15-20 phút mỗi ngày. Thời điểm thích hợp là vào buổi sáng khi nắng dịu nhẹ. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu hoặc vào những thời điểm nắng gắt (buổi trưa, xế chiều) sẽ không mang lại lợi ích mà còn có thể làm tình trạng bệnh chàm nặng thêm.
Chăm sóc da bệnh chàm với kem bôi từ tự nhiên
Bệnh chàm gây tổn thương và làm làn da xấu đi một cách rõ rệt. Do đó, da cần được chăm sóc tốt. Đầu tiên là tránh gãi, tránh làm trầy xước da. Thứ hai là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, khói thuốc lá, bụi, lông thú… Thứ ba là sử dụng các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da. Lưu ý chọn các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo chúng không có hóa chất gây kích ứng da. Một gợi ý cho các bạn là nên chọn kem bôi có nguồn gốc tự nhiên vì nó an toàn hơn. Hiện nay, kem làm sạch da Eczestop là dòng sản phẩm đang nhận được nhiều sự quan tâm do có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như:
- Kẽm salicylate: làm giảm ngứa, giảm viêm, giúp tăng tái tạo biểu mô, nhanh lành tổn thương.
- Nano bạc: chống viêm và sát khuẩn.
- Tinh dầu hạt neem: giúp sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
-  Chiết xuất vỏ núc nác: giảm dị ứng, giảm ngứa.
-  Dầu dừa: dưỡng ẩm, cung cấp các vitamin và chất béo cho da.
-  Chitosan: chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào.
Với Eczestop, bạn đã tìm ra giải pháp toàn diện cho tình trạng da bệnh chàm. Chỉ cần 3-4 lần bôi Eczestop mỗi ngày, bạn sẽ dần cảm nhận những cải thiện của làn da.
Eczestop giúp cải thiện làn da bệnh chàm
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng.
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Xuân Kiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét