Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Điều trị thế nào nếu bệnh chàm xuất hiện ở tay?


Hơn 30 triệu người ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm, một bệnh lý da liễu mạn tính gây ra các tình trạng ngứa, khô, bong tróc da, mụn nước. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nhưng đặc biệt khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt là khi nó xuất hiện trên tay. Vậy phải làm gì khi bị bệnh chàm ở tay?
Phải làm gì nếu bệnh chàm xuất hiện ở tay?
Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thể biết chính xác nguyên nhân của bệnh chàm, tuy nhiên họ tin rằng nó có thể là do sự kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức, dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với khói, bụi hoặc thay đổi nhiệt độ… cũng là những yếu tố có thể làm khời phát bệnh. Giống như bệnh chàm xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể, các triệu chứng của bệnh chàm ở tay cũng bao gồm đỏ da, ngứa, khô, nứt nẻ, bong tróc da, mụn nước.
Gil Yosipovitch, giáo sư về da liễu tại Đại học Y khoa Miami Miller, Hoa Kỳ cho rằng: "Bệnh chàm ở tay có thể xảy ra khi rửa tay thường xuyên, thay đổi nhiệt độ đột ngột hay tiếp xúc với hóa chất".
Bệnh chàm ở tay có liên quan đến sự tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng. Những người thường xuyên dùng tay tiếp xúc với hóa chất có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: thợ làm tóc, thợ sửa ống nước và công nhân xây dựng cũng như những người thường xuyên rửa tay nhiều lần trong ngày, chẳng hạn như y tá. Một thể bệnh chàm khá phổ biến ở tay là tổ đỉa. Bệnh này đặc trưng là mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân và ngón chân, gây ngứa.
Mục tiêu đầu tiên để ngăn ngừa và điều trị bệnh chàm ở tay là tìm ra những yếu tố kích hoạt và tránh chúng bất cứ khi nào có thể. Bạn cũng nên đến khám bệnh với bác sĩ da liễu, người có thể đề nghị các phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn. Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất bao gồm:
Điều trị tại chỗ
Một số thuốc bôi dùng tại chỗ cho các vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm để giúp giảm bớt triệu chứng.
- Hồ nước: làm mát da, giảm viêm, ngứa, dùng trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Một số dung dịch có tính kháng khuẩn: thuốc tím pha loãng, nước muối sinh lý, vioform 1%...
- Thuốc mỡ: chủ yếu dùng khi bệnh chàm đã sang giai đoạn mạn tính.
- Corticoid: chỉ nên dùng trong những trường hợp cần thiết, không nên dùng lâu dài vì tác dụng phụ.
Điều trị toàn thân
- Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế miễn dịch, dùng để ngăn chặn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.
- Thuốc chống dị ứng để giảm ngứa, giảm dị ứng như chlorpheniramin, thuốc kháng histamin…
- Thuốc chống bội nhiễm: dùng trong các trường hợp có bội nhiễm, chủ yếu là một số loại kháng sinh: amoxicilin, cephalosporin…
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng hay quang trị liệu, sử dụng một thiết bị đặc biệt để phát ra tia cực tím sóng A hoặc B (UVA, UVB), chiếu trực tiếp lên da để giúp giảm ngứa và viêm, tăng cường sản xuất vitamin D và diệt khuẩn. Liệu pháp này phải thực hiện dưới sự giám sát y tế chặt chẽ.
Sản phẩm OTC
Over-the-counter (OTC) là những sản phẩm hoặc thuốc bạn có thể mua không cần toa bác sĩ. Chúng bao gồm một số sản phẩm được sử dụng nhằm mục đích làm mềm da; một số khác dùng khi cần giảm các triệu chứng như mẩn đỏ và ngứa; và một số có tác dụng làm sạch da nhẹ nhàng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, cần lưu ý các vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày:
- Hạn chế tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước nóng và các sản phẩm tẩy rửa. Đeo găng tay cao su nếu bắt buộc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa.
- Nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay và nên dùng thường xuyên trong ngày. Tiến sĩ Yosipovitch nói: "Dưỡng ẩm da là vô cùng quan trọng. Nó nên được xem như một thói quen hàng ngày.
- Tránh xa các loại xà phòng, dầu gội, sữa tắm thông thường. Tiến sĩ Yosipovitch nói: "Những sản phẩm này mang lại nguy cơ kích ứng da do có chứa chất hóa học, do đó đều có thể gây ra bùng phát bệnh. Các hóa chất được sử dụng phổ biến và cần phải tránh có thể kể đến là paraben, phthalates, triclosan, lauryl sulfate natri (SLS)…”.
- Chú ý chăm sóc vùng da tổn thương, tránh để nguy cơ nhiễm trùng.
Chăm sóc da bệnh chàm với kem bôi ngoài có nguồn gốc thiên nhiên
Hiện nay, rất nhiều giải pháp từ tự nhiên có thể giúp cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ bùng phát bệnh chàm một cách an toàn và không gây tác dụng phụ. Có thể kể đến là dầu dừa giúp dưỡng ẩm da, giảm viêm, ngứa, sát khuẩn, chống oxy hóa; vỏ núc nác giúp giảm ngứa, giảm dị ứng; tinh dầu hạt neem giúp sát khuẩn, chống viêm… Đây đều là những thành phần có tác dụng rất tốt với các thể bệnh chàm. Hiện nay, các nhà khoa học đã kết hợp những thành phần trên chỉ trong một chế phẩm kem bôi ngoài da, có tên là Eczestop. Eczestop là sản phẩm với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, được thiết kế chuyên biệt dành cho người bệnh chàm. Trong công thức của Eczestop còn có nano bạc giúp kháng khuẩn, chống viêm; chitosan giúp chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da và thành phần chính kẽm salicylate. Kẽm salicylate giúp giảm ngứa, sát khuẩn, làm dịu và bong tróc lớp sừng da, tăng tái tạo biểu mô, phục hồi tổn thương, tăng cường sức khỏe làn da. Kem làm sạch da Eczestop mang lại tác động toàn diện cho bệnh chàm: giảm triệu chứng viêm, ngứa, sát khuẩn, làm sạch da, dưỡng ẩm và tăng cường tái tạo da.
Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm hiệu quả
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn đọc có thể gọi đến số 0916 755 060 để được tư vấn.
Duy Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét